Muốn quản lý nhân viên hiệu quả, sếp cần gì?
Nhân viên chính là nguồn lực giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, doanh nghiệp có quy mô càng lớn, việc quản lý nhân viên sẽ gặp khó khăn. Dưới đây là các kỹ năng của một nhà lãnh đạo cần có để quản lý nhân viên hiệu quả!
Luôn lắng nghe và trao đổi thông tin
Theo một khảo sát chỉ ra rằng, hơn 85% ứng viên thích làm việc tại công ty xem trọng việc giao tiếp cởi mở. Thậm chí, họ có thể đặt các phúc lợi, giá trị khác dưới vấn đề đó. Mặt khác, theo tài liệu nghiên cứu khác chỉ ra rằng: “Khoảng 14% nhân viên chỉ tin quản lý đang trao đổi hiệu quả với họ”.
Là một người sếp, dù bạn đang ngồi gần nhân viên của mình nhưng cảm giác của họ:
- Không gần gũi
- Cảm thấy áp lực vì sếp lúc nào cũng quan sát 24/24
- Luôn lạc lõng với bạn trong những cuộc trò chuyện
Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên thường xuyên trao đổi với cấp dưới của mình. Bạn phải trang bị cho mình kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu và cách truyền đạt cảm xúc. Đó cũng là cách giải quyết tốt nhất khi hai người có gì đó không hòa hợp.
Về mặt công việc hay cuộc sống, những mong muốn và khó khăn sẽ được hỗ trợ kịp thời. Ngày nay, với phần mềm quản lý myXteam sẽ giúp bạn:
- Tích hợp các nền tảng để nhân viên tập trung tối đa vào công việc
- Luôn trao đổi ý kiến trên hệ thống
- Khối lượng công việc nhiều hay ít
- Hiệu suất làm việc tốt hay kém
Hơn nữa, myXteam còn hỗ trợ giao tiếp nội bộ như
- Lưu trữ thông tin, dữ liệu
- Điện thoại trực tuyến
- Video call
Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, đây quả thực là phần mềm hỗ trợ làm việc từ xa hiệu quả. Dù bạn đang ở đâu, bất khi nào bạn cũng có thể:
- Giao việc
- Trao đổi
- Đánh giá và nhận xét
Tóm lại, muốn trở thành một lãnh đạo tốt, bạn nên trau dồi và rèn luyện kỹ năng lắng nghe và giao tiếp nhé!
Thúc đẩy sự đoàn kết, hướng về mục tiêu chung
Dù cấp dưới có vị trí, năng lực và trình độ khác nhau, hướng về mục tiêu chung là cách tốt nhất để tao ra kết quả tốt. “Muốn đi nhanh thì đi một mình. Muốn đi xa phải đi cùng nhau”. Các nhân viên chỉ tập trung vào công việc cá nhân mà quên đi mất mục tiêu đội nhóm dẫn đến:
- Tập thể mất đoàn kết
- Tạo ra sự cô lập
- Thiếu chủ động hợp tác phát triển
Tất nhiên, nếu điều này xảy ra, bạn cũng có thể đoán được hậu quả thế nào rồi, đúng không? Chính là công ty sẽ giảm đáng kể doanh thu. Thậm chí, doanh nghiệp có thể đứng trên bờ vực phá sản.
Việc thiết lập mục tiêu công ty hay đội nhóm chắc chắn không thể nào xong trong một sớm một chiều. Nó sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn. Đầu tiên, bạn phải đặt ra các hạng mục ngoài tầm với. Sau đó, hãy dành chút thời gian để trao đổi với cấp dưới của mình về:
- Khả năng
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
Từ đó, đội nhóm của bạn sẽ có mục tiêu chung phù hợp. Từ bây giờ, bắt tay vào việc lập kế hoạch, hành động và quý trọng đóng góp của họ để đạt mục tiêu chung.