4 biểu hiện của sếp tồi khiến nhân viên ghét cay ghét đắng! 

By N. H

Người ta có câu: “Muốn đánh giá sếp, hãy nhìn vào chính nhân viên của họ”. Bạn có muốn theo người này không? Bạn có muốn cùng công ty phát triển không? Bạn có tin tưởng vào sếp của bạn không? 

Trên thực tế, có những loại sếp tồi khiến nhân viên ức chế không nói nên lời. Thậm chí, họ suốt ngày tụ tập để “buôn dưa lê” chửi bới cho hả dạ. Tuy nhiên, trước mặt sếp, họ lại giả vờ như chưa chuyện gì có xảy ra. “Dạ dạ, vâng vâng” trước mặt nhưng sau đó, họ lại trở mặt như thù.

Điều này nghe thật buồn cười đúng không? Thế nhưng, đó là thực trạng âm thầm tồn tại tại nhiều công ty. Nó không chỉ gây mất đoàn kết mà còn ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp, thu nhập cá nhân. Sau đây, myXteam sẽ liệt kê vài trường hợp cá biệt!

Sếp tồi luôn nghi ngờ nhân viên 

Biểu hiện đầu tiên của sếp tồi đó là hay đa nghi, dè chừng và luôn đặt ra các câu hỏi với nhân viên khi họ đưa ra các ý kiến, đề xuất. Sếp cho rằng làm như vậy sẽ tạo ra được hiệu quả cao trong công việc. Thậm chí, họ còn có thể phát ngôn rằng: “Tạo ra sự tranh cãi giúp mọi người đưa ra nhiều idea hơn!”. Thực tế, kết quả cuối cùng luôn hoàn toàn ngược lại.

Lúc này, bạn có biết nhân viên của mình cần gì nhất không? Đó là cơ hội! Chỉ cần bạn tạo cơ hội để họ chứng minh được thực lực và giá trị của mình. Bạn nên loại bỏ dần bản tính tiêu cực, vừa giao việc nhưng lại gặng hỏi, hạch sách, vặn vẹo, bắt bẻ nhân viên lại đi nhé! Bạn nên nhớ, bạn giao việc chứ không phải đang bạn ơn, làm phước!

Không bao giờ khen khích lệ 

Dấu hiệu thứ 2 của sếp tồi đó chính là không biết ghi nhận. Sếp tồi thường chỉ biết đòi hỏi, yêu cầu, ra lệnh nhưng không bao giờ công nhận thành quả của người khác. Nếu bạn cứ giữ khư khư tính đó thì chẳng có nhân viên nào muốn làm cùng cả!

Để kết quả chung đạt mức cao nhất, chính từng thành viên trong đội, nhóm làm việc hiểu quả. Như vậy, nó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Đôi khi, chỉ cần sếp có ghi nhận thành quả của họ. Điều đó còn giá trị hơn cả tiền thưởng.

Hơn nữa, khi bạn khen thưởng, ghi nhận kết quả của cấp dưới, đó sẽ là nguồn động viên to lớn. Họ sẽ cố gắng hết mình hơn nữa vì công việc và mục tiêu chung của bạn. “Lời nói không mất tiền mua”, bạn đừng tiếc chi một câu khen ngợi nhé!

Sếp tồi thường bảo thủ và độc tài 

Nếu bạn còn giữ tư tưởng “trên bảo, dưới phải nghe” thì phải nên thay đổi từ bây giờ! Đó là câu chuyện rất xưa rồi. Hiện tại, nó đã trở nên lỗi thời.

Ngày nay, sếp được hiểu là một “nền tảng” quản lý. Đó là những người có thể rất giỏi. Tuy nhiên, là một người sếp, bạn không nên:

  • Cố chấp, bảo thủ
  • Không nghe những ý kiến của người khác
  • Luôn cho mình là đúng
  • Luôn lấy chức danh để “hù dọa”

Hơn nữa, khi bạn không chịu thay đổi, cấp dưới không được phát huy, khai phá tài năng. Dần dần, họ sẽ trở nên thụ động. Họ làm việc theo một lối mòn. Điều này là vô cùng nguy hại. Thậm chí, họ có thể rời bỏ bạn sau khi chịu đựng trong suốt khoảng thời gian đủ lâu.

Vắt kiệt sức lao động

Vẫn còn đâu đó vẫn còn có một thể loại sếp thích giao việc “sấp mặt”. Nhân viên chưa làm xong việc ngày lại bị sếp tồi giao công việc khác. Cứ như vậy, họ sẽ ra sức, thậm chí chẳng quan tâm đến thời gian, sức khỏe, cuộc sống cá nhân mà hoàn thành deadline.

Một nhân viên xuất sắc nếu bạn “bào” quá sẽ có ngày hiểu quả công việc trì trệ. Chắc chắn, với loại sếp này, nhân viên sẽ bỏ đi chỉ sau một thời gian ngắn. Không phải bạn có suy nghĩ “tiền nào của đó” là đúng. Bạn là sếp và cần có thời gian nghỉ ngơi để cân bằng áp lực công việc. Nhân viên cũng vậy!

bài liên quan
quan-tri-du-an
Làm việc nhóm hiệu quả là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của mọi doanh nghiệp. Nó không chỉ...
lam-viec-ket-hop
Giao tiếp và cộng tác trong công việc là những yếu tố không thể phủ nhận về vai trò quan trọng của...
myxteam
Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, việc quản lý công việc và dự án trở nên phức tạp hơn bao giờ...
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
5-loi-khuyen-huu-ich-de-quan-ly-nhom-hieu-qua
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu lý do tại sao quản lý nhóm lại quan trọng, một nhóm được quản...