5 tố chất nhà lãnh đạo cần có nếu bạn muốn "đứng đầu" 

By N. H

Một nhà quản trị giỏi việc dựa vào kỹ năng, kinh nghiệm thôi vẫn chưa đủ. Khi trở thành người “cầm trịch”, vai trò và trách nhiệm của bạn sẽ trở nên nặng nề hơn. Vì thế, 5 yếu tố nhà lãnh đạo dưới đây bạn phải rèn luyện không ngừng nghỉ để trở thành người đứng đầu! 

Tố chất lãnh đạo đầu tiên là tư duy và trực giác nhạy bén

Là một người quản lý, bạn sẽ là người có trách nhiệm cao cả nhất. Nó ảnh hưởng đến việc sống còn của một công ty. Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng là người “bách chiến bách thắng”. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn được phép mắc sai lầm.

Tư duy và trực giác nhạy bén là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn phải có. 

Làm gì để hạn chế những rủi ro trong kinh doanh? Đầu tiên và cũng là điều kiện bắt buộc đó là vấn đề tư duy. Một lãnh đạo có tư duy tốt sẽ có những nhận định đúng đắn, đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.

Cách giao việc cho cá nhân hoặc đội nhóm

Điều thứ hai là tốt chất cần có của một nhà lãnh đạo tài năng. Đó chính là khả năng giao việc, nhiệm vụ. Điều này tưởng chừng như đơn giản. Thực ra, nó đòi hỏi bạn nhiều kỹ năng khác đi kèm:

  • Khả năng nhìn người
  • Tư duy phán đoán
  • Kỹ năng ra quyết định
  • Tinh thần đội nhóm
  • Kỹ năng quản lý
Yếu tố nhà lãnh đạo thiết yếu là cách giao việc cho nhân viên của mình. 

Nói một cách dễ hiểu, một khi không có khả năng giao việc cho cấp dưới bạn sẽ:

  • Thiếu tin tưởng vào nhân viên
  • Có xu hướng kiểm soát quá mọi chuyện
  • Tốn thời gian cho việc giám sát
  • Ồm đồm mọi việc

Trên thực tế, chúng ta không nhất thiết phải làm thế. Là một chủ doanh nghiệp, bạn nên nắm bắt ưu, khuyết điểm của từng nhân viên. Bạn phải biết luôn thực lực của họ như thế nào. Năng suất và hiệu quả công việc của họ ra sao. Cấp dưới cần cải thiện điều gì không?….

Liên tục học hỏi và trau dồi kiến thức

“Học, học nữa, học mãi” là câu nói không bao giờ sai. Một khi đã là chủ doanh nghiệp không có nghĩa là bạn sẽ dừng việc học hỏi. Là một lãnh đạo thành công, họ thường xuyên đọc sách, học hỏi từ những người khác.

Với bài học thành công “mỗi ngày 1%”, bạn sẽ có kiến thức thực tế và trong thực thành vận dụng việc quản lý doanh nghiệp. Bạn phải luôn trong tư thế chuẩn bị. Nếu không, bạn sẽ chẳng theo kịp thời đại. Thậm chí, bạn có thể bị lạc hậu so với thời đại.

Tóm lại, trên thương trường không có chỗ đứng nếu bạn vẫn áp dụng tư duy cũ cũng như là cách làm đã lỗi thời.

Kỹ năng đánh giá, nhận xét và đưa ra quyết định

Một khi là chủ doanh nghiệp, bạn đang vác một gánh nặng rất lớn trên vai của mình. Những quyết định của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Thực tế, bạn không thể thiếu đi kỹ năng này. Bạn không thể chờ người khác đưa ra ý kiến thay bản thân.

Đứng đầu cơ quan, đội nhóm, bạn phải luôn nhạy bản, tỉnh táo để đưa ra các quyết định trong mọi điều kiện. Tuy nhiên, một nguyên tắc bạn phải hiểu đó là “không đưa hứa hẹn khi đang say hoặc đang có tâm trạng thái quá”.

Để rèn luyện kỹ năng này, không phải một sớm, một chiều. yếu tố nhà lãnh đạo đòi hỏi bạn phải có:

  • Kiến thức chuyên môn thực vững
  • Tập trung cao độ
  • Quan sát chi tiết
  • Nhạy bén trong việc nắm bắt chính xác thời cơ

Biết hy sinh

“Áp lực của sếp bằng áp lực của các nhân viên cộng lại”. Điều này thật chính xác! Khi bạn ở vị trí chủ doanh nghiệp, bạn thường xuyên làm bạn với căng thẳng, áp lực là điều khó tránh khỏi. Thậm chí, có những lúc bạn cảm thấy muốn nổ tung cái đầu. Bạn chỉ muốn nghỉ ngơi và bỏ mặc mọi thứ đúng không?

Tuy nhiên, bạn không được phép như vậy! Dù có mệt mỏi, bực bội hay chán nản, bạn cũng không nên cáu gắt. Thay vào đó, bạn phải biết:

  • Hy sinh
  • Chịu khó
  • Tin tưởng

Có như vậy, nó sẽ giúp bạn vững vàng hơn với vị trí là nhà quản lý. Không phải là sếp là có quyền ngồi không mà hưởng lợi mà không chịu công hiến. Thực tế, người biết hy sinh vì mọi người mới là người sếp yêu quý nhất.

bài liên quan
myxteam
Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, việc quản lý công việc và dự án trở nên phức tạp hơn bao giờ...
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
5-loi-khuyen-huu-ich-de-quan-ly-nhom-hieu-qua
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu lý do tại sao quản lý nhóm lại quan trọng, một nhóm được quản...
quan-ly-thoi-gian-hieu-qua-khi-lam-viec-nhom
Trên đời này, thời gian là thứ bạn mất đi rồi sẽ không bao giờ lấy lại được. Bạn không thể giữ...
suc-manh-cua-ung-dung-lap-ke-hoach
Đã qua rồi cái thời phải tốn năng lượng quý giá mà chúng ta có để viết ra danh sách việc cần...