Lý do doanh nghiệp quan tâm Business Intelligence

By N. H
Lý do doanh nghiệp quan tâm Business Intelligence

Business Intelligence là gì? BI đem lại những lợi ích gì và doanh nghiệp nào nên sử dụng BI? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Business Intelligence (BI) là gì?

Để hiểu đơn giản, BI (hay còn được gọi là trí tuệ doanh nghiệp) là một dạng công nghệ giúp doanh nghiệp hiểu biết về quá khứ, qua đó đưa ra quyết định, hành động và dự đoán tương lai. Trong đó BI bao gồm các kỹ năng, quy trình, công nghệ hay ứng dụng để hỗ trợ ra quyết định.

Business Intelligence (BI) là gì?

BI là các hoạt động kết hợp giữa phân tích kinh doanh, khai thác dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, công cụ dữ liệu và cơ sở hạ tầng và thực tiễn để giúp tổ chức ra các quyết định-dựa trên data (data-driven decision).

Nói một cách dễ hiểu, Business Intelligence là quy trình và công nghệ được các doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ của mình để phân tích và đưa ra những quyết định mang lại hiệu quả cao trong tương lai.

BI cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ đến hiện tại và dự đoán tương lai. Mục đích của BI chính là hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn. Do vậy, một hệ thống BI còn được gọi là hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System -DSS).

Hệ thống Business Intelligence gồm những thành phần gì?

Dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu được tổng hợp từ kho dữ liệu (Data Warehouse) đến từ nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán. Quá trình phân tích dữ liệu trong BI không chỉ dừng lại ở mức cơ bản mà cần sử dụng đến kỹ thuật khai thác dữ liệu (Data Mining) nhằm phân loại (classification) và phân cụm (Clustering) hoặc dự đoán (Prediction).

Hệ thống Business Intelligence gồm những thành phần gì?

Hệ thống BI có thể được xem là sự kết hợp của 3 thành phần sau:

  • Data Warehouse (Kho dữ liệu): Chứa dữ liệu của doanh nghiệp
  • Data Mining (Khai thác dữ liệu): Các kỹ thuật dùng để khai thác dữ liệu như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), dự đoán (Prediction),…
  • Business Analyst (Phân tích kinh Doanh): Quyết định chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những lợi ích mà Business Intelligence mang lại

BI giúp doanh nghiệp kiểm soát thông tin chính xác, hiệu quả từ đó có thể phân tích, khai thác dữ liệu, dự đoán về xu hướng về giá và hành vi của khách hàng, phát hiện khách hàng tiềm năng để đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm gia tăng mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ninh Gia Hạnh Ceo chìa khóa thành công

Một số lợi ích dễ nhận thấy của Business Intelligence trong kinh doanh:

  • Giúp doanh nghiệp sử dụng thông tin hiệu quả để thích ứng với môi trường thay đổi liên tục và có tính cạnh tranh cao.
  • Hỗ trợ đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
  • Xác định vị thế và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phân tích và dự đoán chính xác hành vi của khách hàng.
  • Xác định mục tiêu và chiến lược Marketing trong tương lai.
  • Cung cấp cho nhà quản trị một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ công tác điều hành, tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh, tăng cơ hội tìm kiếm và nắm bắt cơ hội kinh doanh.
  • Hỗ trợ nhà quản trị đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa quy trình hoạt động của tổ chức.

Công cụ hỗ trợ Business Intelligence là gì?

Để công cụ BI đạt được giá trị tốt nhất, các doanh nghiệp cần có

  • Kho dữ liệu (Data warehouse).
  • Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource Planning – ERP)
  • Công nghệ truy vấn và lập báo cáo (Query and report writing technologies)
  • Công cụ khai thác và phân tích dữ liệu (Data mining and analytics tools)
  • Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision support systems)
  • Quản lý quan hệ khách hàng (Customer relation management)
  • Mặc dù được gọi là BI – Business Intelligence. Thế nhưng, các kỹ thuật của BI không chỉ giới hạn trong doanh nghiệp mà có thể sử dụng cho cả giáo dục, chính phủ, chăm sóc sức khỏe,…
bài liên quan
myxteam
Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, việc quản lý công việc và dự án trở nên phức tạp hơn bao giờ...
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...