Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng như thế nào?

By N. H
Tại sao mỗi công ty nên xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Mỗi công ty, tập đoàn hay bất cứ một tổ chức nào đang hoạt động tập thể đều cần có một quy tắc chung trong sinh hoạt, vận hành. Do đó, văn hóa doanh nghiệp thực sự rất quan trọng vì định hướng các cá nhân trong tập thể cùng phát triển theo một mục đích, lý tưởng nhất định.

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hóa hay văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đều là những khái niệm vô cùng rộng, phong phú. Hiểu đơn giản, văn hóa là những sản phẩm, kết quả được chính con người tạo ra. Văn hóa doanh nghiệp chính là niềm tin, giá trị cốt lõi, hình thức mà từng cá nhân trong một tập thể tạo dựng được suốt thời gian dài. Những điều này sẽ được từng cá nhân công nhận, thực hiện theo như một thói quen trong đời sống tinh thần tại doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Nhiều người cho rằng VHDN chính là sự thành bại, sống còn của tập thể ấy.

Tóm lại, VHDN chính là toàn bộ các đúc kết trong giá trị mà công ty, tổ chức đó đã làm ra trong thời gian dài. Để rồi những giá trị này trở thành quy tắc chung định hướng hoạt động, suy nghĩ, hành vi… của mọi người trong doanh nghiệp đó.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có “nền văn hóa” riêng, nhưng đều xoay quanh 4 phần chính là Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi – Triết lý kinh doanh. Bên cạnh đó, biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp được biểu lộ qua 2 chi tiết hữu hình và vô hình.

·  Hữu hình (Những chi tiết có thể nhìn thấy): Đồng phục, slogan, các nghi thức, quy định, tập san nội bộ, các hoạt động,…

·  Vô hình (Những yếu tố bên trong): Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ, tinh thần làm việc…

Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp hình thành giống như một “người thuyền trưởng”. Vô hình điều khiển các cá nhân trong tập thể đi đúng định hướng, giá trị cốt lõi của tổ chức. Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp nên được xây dựng từ sớm vì những ưu điểm tuyệt vời dưới đây:

Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Thu hút nhân tài

Theo chia sẻ từ nhiều chuyên gia tuyển dụng, chuyên gia nhân sự, một doanh nghiệp có “nền văn hóa” mạnh mẽ và tiến bộ chắc chắn sẽ là nơi cực kỳ hấp dẫn với nhân tài.

Hầu hết mọi người đều mong muốn bản thân sẽ được làm việc ở một doanh nghiệp tiếng tăm, lâu đời, có truyền thống tốt, điều này một phần được tạo dựng bởi nhân viên cũ và hiện tại. Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ là nơi người tài dừng chân để cống hiến chứ không phải là nơi học tập làm bước đệm.

Nhân viên gắn bó lâu dài hơn

Như đã đề cập, một công ty với VHDN tốt, bao gồm cả chế độ đãi ngộ chắc chắn sẽ là nơi phát triển và gắn bó lâu dài cho nhân viên. Ngược lại, một công ty không hoặc có VHDN kém tiến bộ, nhiều lỗ hổng chắc chắn sẽ làm nhân viên nhàm chán, không muốn tiếp tục cống hiến.

Tạo động lực làm việc nhân viên

VHDN sẽ giúp nhân viên đánh thức được: 

  • Niềm đam mê
  • Sự trung thành
  • Hứng khởi làm việc.

Sở dĩ như vậy là bởi vì trong VHDN có đề rõ:

  • Mục tiêu
  • Giá trị cốt lõi
  • Bản chất công việc.

Doanh nghiệp với các giá trị văn hóa lành mạnh. sẽ giúp nhân viên cảm thấy ý nghĩa hơn trong suốt quá trình làm việc.

Tổng Quan về MyXteam

Điều phối và kiểm soát

VHDN giống như một cái “xương sống” làm điểm tựa cho các cá nhân đang làm việc trong tổ chức ấy. Vì vậy nó phát huy tối ưu lợi thế điều phối và kiểm soát. Điều này cực kỳ tốt đối với những nhà lãnh đạo, giảm được các rủi ro trong quá trình điều hành số lượng lớn nhân viên.

Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Nếu chỉ là một tổ chức nhỏ và đang trên đường phát triển. Xây dựng VHDN, bạn hãy tham khảo quy trình sau đây:

·  Bước 1: Phải đưa ra được mục tiêu và định hướng chung của doanh nghiệp. Đây là bước hết sức quan trọng vì là điểm chính của VHDN cần xây dựng.

·  Bước 2: Cùng các thành viên chủ chốt trong ban lãnh đạo tìm ra được các yếu tố. Qua đó, có được VHDN đúng với đường lối phát triển nhất:

o   Quy chế, quy định của công ty;

o   Khẩu hiệu (slogan);

o   Tầm nhìn;

o   Sứ mệnh;

o   Giá trị cốt lõi;

o   Triết lý kinh doanh;

o   Đội ngũ nhân sự.

·  Bước 3: Thực hiện bước đầu nội dung VHDN đã soạn thảo. Sau đó đánh giá lại quá trình có hiệu quả hay không;

·  Bước 4: Củng cố, điều chỉnh các khía cạnh

VHDN là một trong những yếu tố quan trọng giúp tổ chức. Công ty hoạt động tốt hơn, phát triển không ngừng trong tương lai. Do đó, mỗi doanh nghiệp đều nên định hướng rõ cho mình mục tiêu, sứ mệnh, giá trị cốt lõi…

bài liên quan
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...
roi-cua-khong-gian-lam-viec-ky-thuat-so
18 tháng qua đã dạy cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rằng môi trường làm việc và cộng tác linh hoạt...