So sánh giữa chuyển đổi số và số hóa

By N. H
So sánh giữa chuyển đổi số và số hóa

Hiện nay, chuyển đối số đang là xu hướng của hầu hết các doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần phân tích các dữ liệu số hóa và chuyển đổi số. Thế nhưng, khi bắt tay thực hiện, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng. Cụ thể, họ chưa lên được kế hoạch và lộ trình cụ thể. Thậm chí là đang mơ hồ với hai khái niệm chuyển đổi số và số hóa.

Chuyển đổi số là gì?

Khái niệm này còn gọi là Digital Transformation có nguồn gốc từ sự giao thoa giữa:

  • Điện toán đám mây (Cloud)
  • Dữ liệu lớn (Big Data)
  • Internet vạn vật (IoT)
  • Trí tuệ nhân tạo (AI)

Chuyển đổi số là gì

Trong thời điểm hiện tại, Digital Transformation có vai trò quan trọng đối với một số ngành công nghiệp. Mọi doanh nghiệp áp dụng công nghệ và sử dụng các kết quả phân tích dữ liệu số. Mục đích là nâng cao giá trị, tốc độ và linh hoạt trong lĩnh vực kinh tế.

Nói một cách chi tiết, chuyển đổi số không phải là sự nâng cấp liên tục. Các thế hệ công nghệ thông hay đơn giản là số hóa quy trình và dữ liệu. Theo chuyên gia phân tích ngành Brian Solis, chuyển đổi số không có nghĩa là đầu từ vào công nghệ.

Số hóa là gì?

Số hóa là hình thức hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Ví dụ như số hóa tài liệu dạng giấy với nhiều khổ cỡ, xuất ra nhiều dạng tập tin khác nhau như tif, jpg, pdf, bmp.

Số hóa khác gì với chuyển đổi số

Hoặc số hóa truyền hình chuyển đổi từ phát sóng truyền hình analog sang phát sóng kỹ thuật số. Nói một cách đơn giản: Số hóa là việc nhập các dữ liệu lên phần mềm để dễ dàng quản lý, đánh giá và theo dõi.

Sự khác biệt giữa số hóa và Digital Transformation

Không ít người đang nhầm lẫn giữa Số hóa dữ liệu và Số hóa quy trình là một. Thế nhưng, điều đó lại không phải vậy. Hãy để ý yếu tố “al” trong khái niệm Digitization và Digitalization.

Về bản chất, số hóa quy trình là cấp phát triển cao hơn. Có yếu “số” bao hàm để làm thay đổi cách làm hiện tại. Điều này mang lại hiệu quả hơn. Và đa số doanh nghiệp Việt hiện nay đều đang ở giai đoạn số hóa quy trình và số ít đã chuyển đổi số thành công.

2 cấp độ của số hóa

– Số hóa dữ liệu: Quá trình chuyển đổi dữ liệu từ dạng analog sang định dạng kỹ thuật. Ví dụ: Giấy tờ bản cứng chuyển thành file mềm trên máy tính; ghi chú trên giấy nhập lên bảng tính Excel hay báo cáo giấy chuyển thành file PDF;

– Số hóa quy trình: Quá trình xử lý dữ liệu để đơn giản và tự động hóa quy trình. Ví dụ: Sử dụng phần mềm CRM, HRM… để tối ưu hóa quy trình làm việc; sử dụng phần mềm để thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực.

Tương lai của Digital Transformation

Rõ ràng là lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp và xã hội sẽ vô cùng lớn. Đó là những lợi ích tạo ra ở cấp độ của một cuộc cách mạng công nghiệp.

Những công nghệ mới này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự toàn diện, cải thiện môi trường và kéo dài thời gian và chất lượng cuộc sống con người. Chuyển đổi số sẽ có tác động sâu rộng đến các ngành công nghiệp.

Không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và việc làm, mà còn tạo ra lợi ích về môi trường, và nó “có thể mang lại giá trị tương đương 100 nghìn tỷ đô la cho doanh nghiệp và xã hội trong thập niên tới”.

bài liên quan
myxteam
Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, việc quản lý công việc và dự án trở nên phức tạp hơn bao giờ...
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...