Các bước giải quyết mâu thuẫn nhanh nhất khi làm việc nhóm
Xung đột nội bộ khi làm việc nhóm là điều hoàn toàn bình thường với môi trường tập thể. Với cương vị là một trưởng nhóm, việc dám đối mặt và giải quyết vấn đề là yếu tố đánh giá cho kỹ năng quản lý của bạn ở tầm nào!
Lắng nghe và ghi nhận ý kiến
Đầu tiên, bạn phải hiểu là mỗi người sẽ có những quan điểm và cách làm việc khác nhau. Vì thế, vấn đề chọn ra một cách thức làm việc mẫu và yêu cầu mọi người tuân thủ là điều rất khó. Giải thích rõ hơn, tình trạng cạnh tranh ngầm về:
- Lợi ích cá nhân
- Nhu cầu thể hiện cái tôi
- Muốn chứng tỏ năng lực bản thân
Cho nên, họ không dễ dàng hay chấp nhận cách làm việc của mọi người. Họ chỉ muốn mọi người theo ý mình mà thôi! Điều này vô tình dẫn đến các cuộc cãi cả, xung đột, mâu thuẫn trong đội nhóm.
Lúc này, bạn phải giữ thái độ thật điềm tĩnh để giải quyết vấn đề. Đầu tiên, bạn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân chính. Bạn cần trao đổi thông tin, quan điểm, ý kiến của từng thành viên.
Tất nhiên, trong các buổi trò chuyện đó, bạn không nên bày tỏ thái độ của mình theo phe ai, bên ai? Như vậy, mâu thuẫn sẽ không còn “lố” lên. Bạn cũng không chỉ trích một cá nhân nào, đổ dồn hết sai lầm cho ai cả!
Để ghi nhận câu chuyện một khách quan, bạn phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Sau đó, ghi nhận lại tất cả. Tiếp theo, bạn đặt vị trí của mình vào người khác để thông cảm.
Dám đối mặt 1-1 với mâu thuẫn khi làm việc nhóm
Gánh nặng của một nhóm trưởng vô cùng lớn. Đó là bạn phải đưa ra quyết định cuối cùng. Thậm chí là thực hiện các việc mọi người không muốn làm.
Các hiểu lầm càng được giải quyết sớm bao nhiêu thì đội nhóm của bạn sẽ càng tốt bấy nhiêu. Đây là bước được cho là cú hích để đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất:
- Thấu hiểu nhau hơn
- Nhận ra những khuyết điểm của bản thân
- Tôn trọng người khác
- Không quên học tập những ưu điểm các thành viên khác
Để giải quyết xung đột, bạn nên kiên nhẫn và cố gắng giải quyết vấn đề êm đẹp. Một lời khuyên dành cho bạn đó là thực hiện bước này một cách chậm rãi. Nếu bạn quá vội vàng, không những sự việc không được giải quyết mà còn khiến tất cả trở nên tồi tệ hơn. Nếu nói chuyện trong một lần không thể giải quyết, bạn có thể thực hiện nhiều hơn thế!
Rút kinh nghiệm và tổ chức các buổi sharing
Sau khi mọi chuyện đã được giải quyết, bạn không thể ngây thơ rằng tất cả đã xong. Thực tế, sự căng thẳng từ trước không thể ngày 1, ngày 2 biến mất hoàn toàn. Việc bạn phải làm ngay đó là tạo ra các buổi sharing để hỏi họ nêu lên cảm nhận và nhận định tình hình hiện tại.
Điều quan trọng hơn hết, từ mỗi thành viên phải thiết lập bảng nội quy và quy trình làm việc chuyên nghiệp. Sau này, không còn bất cứ trường hợp nào xảy ra. Sau mỗi cuộc “hỗn chiến”, bạn càng củng cố quy định chặt chẽ hơn nữa!
Kết luận
Với những cách làm trên, hy vọng bạn sẽ hình dung cụ thể và cách xử lý vấn đề khi làm việc nhóm. Giải quyết vấn đề cần cả thời gian dài nên bạn phải đủ tỉnh táo và linh hoạt nhé! Nội bộ hoạt động trơn tru, chắc chắn hiệu quả công việc đội nhóm từ đó sẽ trở nên tốt lên rất nhiều. Hãy trở thành một nhà quản trị thông minh, thấu tình, đạt lý!