Balance score card là gì và ứng dụng như thế nào?
Balance scorecard hay bảng điểm cân bằng có chức năng gì? Nó được ứng dụng vào thực tiễn như thế nào?
Balance scorecard là gì?
Balanced scorecard (BSC) có nghĩa tiếng Việt nôm na là bảng điểm cân bằng. BSC được xem là mô hình quản trị chiến lược ở mức độ phổ thông, cơ bản nhất mà mọi doanh nghiệp, công ty nhất định phải có. Balanced scorecard sẽ định hướng cho doanh nghiệp này trong suốt giai đoạn xây dựng, thực hiện, theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến lược đã đặt ra.
Một mô hình Balanced scorecard hoàn chỉnh sẽ đo lường được 4 yếu tố chính là thước đo tài chính, thước đo khách hàng, thước đo quá trình hoạt động nội bộ và thước đo học tập & phát triển.
Cấu trúc mô hình balance score card
Các yếu tố chính là thước đo tài chính, thước đo khách hàng, thước đo quá trình hoạt động nội bộ và thước đo học tập & phát triển được triển khai cụ thể như sau:
Thước đo tài chính
Trước đây, thói quen của các doanh nghiệp là chỉ tập trung vào khoản lợi nhuận và số tiền kiếm được mà quên đi nhiều loại chi phí khác gây ảnh hưởng đến doanh thu. Mô hình Balanced scorecard với thước đo tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp củng cố được một số khoản chi cố định như: Chi phí khấu hao, lợi tức đầu tư, chi phí… để từ đó kiểm soát được lợi nhuận thu về, tính được tốc độ tăng trưởng doanh thu.
Thước đo khách hàng
Muốn tăng doanh thu, bạn phải bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ, vì vậy, sự hài lòng của khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng để duy trì sự sống cho các công ty. Balanced scorecard sẽ đưa ra một yếu tố chính là thước đo khách hàng, các doanh nghiệp phải hiểu được sở thích, trải nghiệm khi dùng sản phẩm, phản hồi… từ phía những người đã mua sản phẩm đó.
Thước đo quá trình hoạt động nội bộ
Bao giờ cũng vậy, một doanh nghiệp muốn hoạt động trơn tru và có hiệu quả, bộ máy bên trong của nó cũng phải có mối liên kết nhất định. Thước đo quá trình hoạt động nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá, nhận định, đo lường hiệu suất để rồi điều chỉnh sai sót, rút kinh nghiệm nhằm đạt đến giá trị cao hơn.
Hướng dẫn 3 bước căn bản sử dụng MyXteam
Các doanh nghiệp sẽ đánh giá quá trình hoạt động nội bộ trong balance score card bằng cách trả lời các câu hỏi như: Số nhân sự gắn bó lâu dài, tốc độ tăng trưởng quy mô như thế nào, KPI ra sao, tốc độ hoàn thành deadline ra sao…
Thước đo học tập & phát triển
Bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho nguồn nhân lực cũng chính là “con đường ngắn nhất” nâng tầm giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp, đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần không ngừng đánh giá, sau đó giúp nhân viên trau dồi thêm nhiều kiến thức và trang bị nhiều hơn cho họ các công cụ hỗ trợ làm việc chất lượng.
Nếu thước đo học tập và phát triển trong mô hình Balanced scorecard đạt từ khá trở lên, doanh nghiệp đang có nhiều cơ hội phát triển vượt trội hơn trong thời gian tới.
4 lợi ích lớn nhất của mô hình BSC (Balanced score card) đối với doanh nghiệp
- Balanced scorecard giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn;
- Balanced scorecard giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệp;
- Balanced scorecard giúp liên kết chặt chẽ các dự án khác nhau trong doanh nghiệp;
- Balanced scorecard giúp cải thiện hiệu suất báo cáo;
Ứng dụng balance score card như thế nào?
BSC là một phương pháp đo lường mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nếu áp dụng đúng đắn.
Bước 1: Kiểm soát chính xác các dữ liệu cần thiết
Hãy hiểu rằng BSC là bảng đo lường 4 yếu tố chính của một chiến lược cụ thể nào đó. Có nghĩa là khi chưa xác định rõ dữ liệu chính xác hay chiến lược nào, bạn sẽ chẳng thể nào lập ra được một mô hình đo lường Balanced scorecard hoàn chỉnh cả.
Bạn cần giới hạn được các yếu tố mục tiêu trong BSC cần thiết lập. Bạn đo lường cho dự án chiến lược nào, đo lường cho điều gì, tất nhiên phải sử dụng 4 yếu tố chính đã phân tích trên kia. Giao cho các bộ phận kiểm tra, rà soát và đưa ra nguồn dữ liệu chính xác nhất.
Bước 2: Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu
Sau khi đã thu thập được các nguồn dữ liệu, bạn cần phải chia chúng phù hợp. Theo các yếu tố mục tiêu nhất định trong mô hình BSC. Hãy chia chúng theo các nhóm như: Yếu tố cần điều chỉnh; Yếu tố cần cung cấp thêm nguồn dữ liệu; Yếu tố mục tiêu đi đúng hướng.
Nhiệm vụ của những người lãnh đạo chính là đưa ra kết quả đo lường. Chính xác, khách quan nhất dựa trên các dữ liệu đã có.
Bước 3: Gắn mục tiêu vào mỗi yếu tố
Các kế hoạch chiến lược được đề ra, bạn sử dụng BSC để đo lường chúng. Thế nhưng, hiệu quả sẽ đạt được cao hơn nếu như được gắn mục tiêu vào. Vì vậy, các doanh nghiệp thường giao cho nhân viên các nhiệm vụ kèm KPI.
Cuối cùng, kết nối các yếu tố mục tiêu với nhau bằng mũi tên. Để thể hiện sự liên kết nguyên nhân – kết quả để đo lường chính xác nhất.
Với những nhà lãnh đạo, balance score card giúp đo lường chính xác nhất. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời đại hiện nay.