Tổng hợp về phương pháp Agile chi tiết nhất

By N. H
Tổng hợp về phương pháp Agile chi tiết nhất

Agile là gì? Định nghĩa về tuyên ngôn của Agile? Có bao nhiêu phương pháp đặc trưng của Agile?… Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thống tin đầy đủ và chi tiết nhất. Qua đó, bạn sẽ hiểu các bài học giá trị cốt lõi của Agile. Hãy theo dõi nhé!

Định nghĩa về Agile?

Thực chất, Agile là một triết lý, môt khung tư duy. Chúng giúp bạn nhanh chóng thích ứng, phản hồi với những thay đổi. Qua đó, bạn dễ dàng đạt được thành công. Hiệu quả công việc cao trong một môi trường thay đổi liên tục, luôn biến động và không chắc chắn.

Triết lý Agile bắt nguồn từ ngành công nghệ. Chúng được mô tả bằng 4 giá trị cốt lõi và 12 nguyên lý cốt lõi. Trong phần tiếp theo, chúng ra sẽ tìm hiểu về The Manifesto for Agile Software Development –  Tuyên ngôn phát triển phần mềm linh hoạt hay Tuyên ngôn Agile.

Định nghĩa về Agile?

Hiện nay, Agile không chỉ là triết lý làm thay đổi diện mạo nền công nghệ thế giới. Chúng còn đang lan rộng đến nhiều lĩnh vực khác:

– Quản lý dự án

– Nhân sự

– Marketing

– Quản trị và lãnh đạo

Tìm hiểu về Agile Software Development

Agile Software Development là thuật ngữ nói về các kỹ thuật và phương pháp phát triển phần mềm dựa trên triết lý Agile. Triết lý Agile được mô tả trong bản tuyên ngôn Agile thông qua các giá trị cốt lõi và nguyên tắc có tính tổng quát. Thế nhưng, không thể hiện rõ cách thức thực hiện và nguyên tắc ra sao.

Tìm hiểu về Agile Software Development

Vì thế, các phương pháp Agile đều khuyến khích:

– Việc lập kế hoạch

– Phát triển theo chiều hướng tăng dần

– Chuyển giao sớm

– Cải tiến liên tục

Mục đích là để thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đây là một trong những đặc điểm của phương pháp phát triển phần mềm truyền thống. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp Agile cũng như lịch sự ra đời của tuyên ngôn.

Các nguyên tắc của tuyên ngôn Agile

1. Ưu tiên cao nhất của chúng tôi là thỏa mãn khách hàng thông qua việc chuyển giao sớm và liên tục các phần mềm có giá trị.

2. Chào đón việc thay đổi yêu cầu, thậm chí rất muộn trong quá trình phát triển. Các quy trình linh hoạt tận dụng sự thay đổi trong các lợi thế cạnh tranh của khách hàng.

3. Thường xuyên chuyển giao phần mềm chạy tốt tới khách hàng, từ vài tuần đến vài tháng, ưu tiên cho các khoảng thời gian ngắn hơn.

4. Nhà kinh doanh và nhà phát triển phải làm việc cùng nhau hàng ngày trong suốt dự án.

5. Xây dựng các dự án xung quanh những cá nhân có động lực. Cung cấp cho họ môi trường và sự hỗ trợ cần thiết, và tin tưởng họ để hoàn thành công việc.

6. Phương pháp hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin tới nhóm phát triển trong nội bộ nhóm phát triển là hội thoại trực tiếp.

7. Phần mềm chạy tốt là thước đo chính của tiến độ.

8. Các quy trình linh hoạt thúc đẩy phát triển bền vững. Các nhà tài trợ, nhà phát triển và người dùng có thể duy trì một nhịp độ liên tục không giới hạn.

9. Liên tục quan tâm đến các kỹ thuật và thiết kế tốt để gia tăng sự linh hoạt.

10. Sự đơn giản – nghệ thuật tối đa hóa lượng công việc chưa xong – là căn bản.

11. Các kiến trúc tốt nhất, yêu cầu tốt nhất và thiết kế tốt nhất sẽ được làm ra bởi các nhóm tự tổ chức.

12. Nhóm phát triển sẽ thường xuyên suy nghĩ về việc làm sao để trở nên hiệu quả hơn, sau đó họ sẽ điều chỉnh và thay đổi các hành vi của mình cho phù hợp.

Các phương pháp Agile phổ biến

Có nhiều cách hác nhau để áp dụng phương pháp Agile. Thế nhưng, triết lý chung là giống nhau. Sau đây là một số phương pháp Agile phổ biến:

– Scrum

– Kanban

– Scrumban

– Lean Software Development (LSD)

– XP (Extreme Programming)

Có thể nhận thấy, trong số các phương pháp Agile, Scrum thuộc loại phổ biến nhất. Vì sự hiệu quả và tối ưu của nó. Theo khảo sát ở trên, Scrum và các phương pháp lai với Scrum như Scrumban. Scrum và XP chiếm gần ¾ mức độ phổ biến. Đó là lí do rất nhiều nhóm bắt đầu quá trình tiếp nhận Agile với việc sử dụng Scrum.

3 lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng Agile:

– Linh hoạt hơn

– Sáng tạo hơn

– Năng suất cao hơn

bài liên quan
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...