Giới thiệu tổng quan về phương pháp Scrum
Scrum và Kanban là hai phương pháp thường được sử dụng thay thế cho nhau. Thế nhưng, thực tế, mọi người đã hiểu sai nó là cặp từ đồng nghĩa. Thực thế, Scrum và Kanban là khác nhau.
Chúng thường được kết hợp với nhau tạo thành Scrumkanban. Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Scrum!
Phương pháp Scrum là gì?
Phương pháp Scrum được hiểu cơ bản là bộ khung làm việc (tiếng Anh: framework) giúp doanh nghiệp quản lý các hạng mục công việc dễ dàng hơn. Bạn có thể chia nhỏ công việc thành nhiều phần nhỏ hơn để tiện quản lý. Qua đó, bạn có thể hoàn thành dự án trong khoản thời gian ngắn. Hiệu suất làm việc được nâng cao.
Scrum dựa trên 3 vai trò chính:
– Product Owner (PO): chịu trách nhiệm lập kế hoạch ban đầu, thiết lập các ưu tiên và phối hợp với các bộ phận khác của công ty
– Scrum Master: chịu trách nhiệm giám sát công việc trong suốt quá trình thực hiện
– Các thành viên của nhóm Scrum có trách nhiệm thực hiện phần việc trên mỗi sprint
Với phương pháp này, bạn sử dụng bảng Scrum để theo dõi công việc của các thành viên trong nhóm. Với mỗi task được chia thành nhiều các giai đoạn nhỏ gọi là stories. Mỗi stories được chuyển giao liên tục trong bảng gọi là backlog – những việc cần là. Cuối cùng trở thành việc đang triển khai (tiếng Anh: work in progess).
Khái niệm mô hình Scrum là gì?
Mô hình Scrum là một quy trình phát triển phần mềm, dựa trên mô hình linh hoạt Agile. Chúng cung cấp rát nhiều phương pháp luận, quy trình và các thực nghiệm. Qua đó, quá trình phát triển phần mềm trở nên diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.
Nguyên tắc của mô hình này là chia nhỏ phần mềm cần sản xuất thành các phần nhỏ hơn để phát triển. Đó được gọi là Sprint. Mỗi Sprint phải đảm bảo yếu tố độc lập và release được.
Tiếp đó là lấy ý kiến người dùng (Product Owner) và thay đổi cho phù hợp. Trong quá trình phát triển, để đảm bảo sản phẩm release phải đảm ứng đủ những gì người dùng yêu cầu.
Ứng dụng myxteam quản lý công việc mọi lúc mọi nơi
Với mỗi Sprint phải mất từ 2-4 tuần để hoàn thành. Chính vì thế, nó thích hợp cho dự án có nhiều sự thay đổi và yêu cầu tốc độ nhanh nhẹn cao. Các task trong Sprint được chia ra thành nhiều danh mục. Nhóm dự án sẽ phát triển và liên tục đánh giá lại sao cho đạt được mục tiêu ban đầu trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Ưu điểm của mô hình Scrum
- Dealine hoàn thành dự án linh hoạt, không cố định
- Tốc độ phát triển nhanh, tiết kiệm thời gian. Tạo ra kết quả sản phẩm tốt
- Phân phối sản phẩm: nội dung sản phẩm chuyển giao được xác định linh hoạt theo môi trường sử dụng thực tế
- Mỗi thành viên phụ trách một sprint nên hiệu quả công việc cao hơn,
- Nâng cao năng suất và độ chính xác cao
- Khách hàng tham gia vào quá trình phát triển phần mềm để đảm bảo sản phẩm đầu ra đáp ứng đúng nhu cầu phát triển
- Kiểm soát quá trình thực nghiệm vì nhóm Scrum có thể điều chỉnh và sửa chữa các practice bằng cách sử dụng hướng dẫn thực tế nhất từ các thử nghiệm và báo lỗi
- Các bugs (lỗi) và các vấn đề được phát hiện sớm. Qua đó, bạn có thể khắc phục nhanh chóng
- Chất lượng sản phẩm tốt và giảm rủi ro sản xuất, chi phí thấp
- Khả năng trao đổi giữa khách hàng và nhà phát triển, giữa những thành viên trong đội được đặt lên mức cao
Bạn nghĩ sao về những chia sẻ này? Nếu thấy bổ ích, hãy share đến cho bạn bè, đồng nghiệp ở nút bên dưới nhé!