8 NGUYÊN NHÂN KHIẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP GẶP THẤT BẠI

By Bloger

1. Khi không hiểu rõ ý nghĩa của việc chuyển đổi số

Trên các phương tiện truyền thông, “chuyển đổi số” là một thuật ngữ được sử dụng rất thường xuyên, và thường mang hàm ý “cải tiến quy trình, cách làm việc bằng việc áp dụng công nghệ mới”. Trên thực tế, khái niệm về “chuyển đổi số” có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào định nghĩa của mỗi cá nhân. Đơn giản mà nói, nó có thể là quá trình tự động hoá trong doanh nghiệp; xây dựng mô hình làm việc mới từ xa; áp dụng công nghệ tiên tiến vào kinh doanh,…

Vì thế, việc định nghĩa “chuyển đổi số” một cách thống nhất dưới góc nhìn của doanh nghiệp, và tạo một chiến dịch cụ thể, sẽ ảnh hưởng đến sự thành bại của cả ngành mà họ đang kinh doanh. Điều đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện, chính là thống nhất toàn bộ những quy trình, để từ đó sắp xếp lộ trình chuyển đổi sang công nghệ số cho phù hợp.

2. Khi sếp không “làm gương”

Thật buồn cười nếu những vị “sếp” đứng đầu, người điều hành doanh nghiệp chỉ hô hào chuyển đổi mà không trực tiếp thực hiện những điều đó. Thiếu đi người “làm gương”, các cấp dưới và nhân viên khó có thể làm theo được. Sự chuyển đổi luôn bắt buộc phải đến từ cấp trên.

Bên cạnh việc kêu gọi chuyển đổi số, các cấp lãnh đạo hãy biết tìm cách tác động trực tiếp đến đội ngũ nhân sự trong cách suy nghĩ, hành động để quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi. Nếu không, sẽ chẳng có nhân sự nào thật sự hào hứng với chuyển đổi số cả.

3. Khi có người “phá bĩnh”

Một điểm rất cần được chú trọng, là sự đồng thuận của những nhân viên trong công ty cho quá trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi. Với nhiều nhân sự lâu năm, những người bảo thủ với lối suy nghĩ và hoạt động theo kiểu truyền thống, thì việc chuyển đổi số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đến hoạt động của họ. Và hậu quả tất yếu, là nhân sự rất dễ “phản kháng” trước những yêu cầu chuyển đổi.

Những mâu thuẫn như thế này là điều khó tránh khỏi, nhưng không vì thế mà các nhà quản lý phải quá lo lắng. Quy trình kiểm tra, ứng dụng thử nghiệm việc chuyển đổi số cũng cần mất nhiều thời gian. Vì thế, hãy tạo điều kiện và cơ hội cho nhân viên của bạn được trải nghiệm, thích ứng với môi trường mới. Nó sẽ giúp giảm bớt rủi ro khi làm việc hơn.

4. Khi doanh nghiệp thiếu chuyên môn để chuyển đổi số

 

Đây là một bất lợi lớn, và cũng là niềm trăn trở của rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Phần lớn các hoạt động của nhân sự tại các công ty lớn, là giải quyết các công việc thường ngày thay vì dành thời gian để tiếp thu kiến thức mới. Vì thế, trên thực tế công cuộc chuyển đổi số hoàn toàn có thể bị thất bại. Nếu muốn thành công, đội ngũ nhân viên in-house phải hợp tác cùng với các cấp lãnh đạo  của công ty để tạo ra một cuộc chuyển đổi số thành công.

 

Lợi thế lớn nhất mà đối tác bên ngoài mang đến là sự khách quan. Họ có thể đưa ra được những sáng kiến và ưu tiên chuyển đổi có tác động lớn nhất và luôn sẵn sàng hỗ trợ, mà không “dựng lên” quá nhiều rào cản.

5. Khi không thay đổi văn hóa doanh nghiệp theo hướng số hoá

Yếu tố con người quyết định rất lớn đến sự thành công của việc chuyển đổi số. Chuyển đổi đúng phải đi cùng với những thay đổi về tư duy, thái độ tích cực của toàn bộ tổ chức. Nếu không có một hướng dẫn chi tiết và mạnh mẽ về lợi ích của chuyển đổi số cũng như thay đổi về quy trình làm việc, doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp thất bại.

Chính vì điều này, hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn hiểu được rằng công nghệ sẽ hỗ trợ họ, đóng vai trò tích cực cho thành công của tất cả mọi người. Cố gắng thay đổi tư duy của tổ chức từng ngày và chắc chắn rằng công nghệ thật sự là bạn đường, không phải rào cản.

6. Khi chuyển đổi số chưa được thử nghiệm đúng cách

Trên thực tế, các ý tưởng về tiện ích mà công nghệ mang lại tuy rất hấp dẫn, nhưng phần lớn trong số chúng vẫn chưa được thử nghiệm, hoặc chưa áp dụng trên phần đông người dùng.

Đội ngũ thực thi doanh nghiệp của bạn phải liên tục cải tiến và cập nhật các quy trình làm việc. Luôn phải biết nâng cấp chính nền tảng công nghệ mà bạn đang dùng để quá trình chuyển đổi số mang lại những tiện ích xứng đáng nhất dành cho doanh nghiệp của bạn.

7. Khi trải nghiệm của khách hàng bị bỏ ngỏ

Một điều bạn cần đặc biệt lưu tâm khi chuyển đổi lên nền tảng số, đó chính là quá trình khách hàng trải nghiệm với sản phẩm liệu có tốt hơn sau khi chuyển đổi xong?

Quy trình chuyển đổi tự động hoá thường giúp đem đến nhiều kết quả khả quan như: giảm thiểu chi phí phát sinh, nâng cao hiệu suất và nền tảng công nghệ cho cả công ty. Thế nhưng, bên cạnh đó doanh nghiệp cần chú trọng vào những yếu tố có thể tác động tích cực lên khách hàng.

Nếu khách hàng có thể trải nghiệm cách sử dụng sản phẩm qua nền tảng công nghệ số một cách thuận tiện nhất, thì đây sẽ trở thành đòn bẩy giúp doanh nghiệp lấy được niềm tin và yêu mến từ khách hàng.

8. Khi doanh nghiệp không tìm được công cụ phù hợp

Những nền tảng công nghệ hiện hữu mà doanh nghiệp đang sử dụng, có thể không phải là giải pháp tối ưu để tiến tới thay đổi cách vận hành của cả hệ thống. Những điểm yếu về mặt kỹ thuật như: cập nhật công nghệ chậm, không tương thích với nền tảng mới; kém linh hoạt khi sử dụng… đều là nguyên do khiến doanh nghiệp khó gặt hái được những thành tựu.

Giải pháp tìm kiếm công nghệ quản lý thích hợp trong thời đại 4.0 có thể là chìa khóa giúp doanh nghiệp tiến lên phía trước.

myXteam là giải pháp công nghệ giúp bạn quản lý dự án xây dựng hiệu quả hơn. Với tính năng ghi nhớ, lưu trữ nhắc nhở công việc cho từng thành viên, nhờ đó công trình của bạn không còn vấn nạn chậm tiến độ, lãng phí ngân sách xây dựng.

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA MYXTEAM

Các tính năng chính của myXteam:

  • Lập kế hoạch: Với myXteam bạn nhanh chóng lập ra một TEAM và những kế hoạch với đầy đủ những việc cần làm ( To do list ) ( Check list ) ngày thực hiện công viêc…​​
  • Quản lý thành viên: Giao nhiệm vụ cho thành viên thực hiện, có deadline – Hoặc thành viên tự tạo công việc để cùng trao đổi với đội nhóm của mình.
  • Thảo luận công việc: Mọi trao đổi công việc thông qua bình luận đều được lưu trữ như một dạng lịch sử công việc giúp chuyển giao công việc thuận tiện…
  • Lưu trữ tập trung: Tất cả công việc được lưu trữ trên nền tảng Cloud của Microsoft giúp nhóm có thể làm việc mọi lúc mọi nơi.
  • Bot myXteam: Bot myXteam nhắc nhở công việc tự động những việc cần làm, đến hạn, quá hạn giúp đội nhóm có trách nhiệm cao.
  • Báo cáo đánh giá: Hệ thống báo cáo cho bạn biết ai làm nhiều việc ít việc, tình trạng công việc để kịp thời đôn đốc hoàn thành mục tiêu kế hoạch.
  • Sự đồng bộ hóa trên nhiều thiết bị IOS, Android giúp nhóm linh hoạt trao đổi thông tin làm việc dù ở bất kể nơi nào.

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY.

 

 

bài liên quan
Ai image post
Kết nối đội nhóm làm việc trên một nền tảng duy nhất, như myXteam, mang lại nhiều lợi ích thiết thực và...
api
Sử dụng API giúp developer đẩy nhanh quá trình phát triển phần mềm, tạo ra sự nhanh chóng, thuận tiện để hướng...
Mesa de trabajo 1
Gần như mọi khía cạnh của cuộc sống đều chuyển sang trực tuyến vào năm 2021. Nhưng thay đổi lớn nhất là...
MYXTEAM V2
Xin chào các bạn quý khách hàng Để chuẩn bị cho việc phát hành MyXteam phiên bản 2 chính thức ra mắt...