MẪU OKR PHÙ HỢP VỚI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

By Bloger

OKR (Objectives and Key results) là phương pháp quản lý công việc hiệu quả và tinh gọn trong doanh nghiệp. OKR có thể được sử dụng ở cấp độ công ty, đội nhóm hoặc cá nhân. Các mẫu OKR có thể được chia sẻ trong toàn doanh nghiệp với ý định cung cấp cho các phòng ban thấy rõ các mục tiêu và kết quả trọng yếu qua đó có sự ưu tiên các và tập trung nỗ lực vào những công việc quan trọng nhất.

Nhưng thiết lập mẫu OKR cho doanh nghiệp lại rất khó khăn. Bao gồm việc nhìn nhận công ty một cách kỹ càng, những cuộc nói chuyện khó khăn, và lựa chọn hướng đi cho công ty. Hãy cùng myXteam đi sâu vào việc vận dụng mẫu OKR hiệu quả dành cho doanh nghiệp nhé.

Lợi ích của mẫu OKR trong quản lý doanh nghiệp

Làm việc OKR giúp giải quyết 5 vấn đề quản lý doanh nghiệp sau:

  • Mục tiêu không tiếp cận được tới hầu hết nhân viên: Hầu hết chiến lược, mục tiêu để nằm trong cấp Lãnh đạo, và mỗi bộ phận, phòng ban có cách nhìn khác nhau về mục tiêu;
  • Lập kế hoạch thiếu cẩn thận, không đủ kỹ: Gắn KPI với lương thưởng, thăng chức khiến cho nhân viên thiếu động lực để tạo nên sự đột phá. (Nhân viên thay vì làm 10 thì chỉ làm 5 để đủ đạt mục tiêu.)
  • Kế hoạch dài hạn:  thường theo năm, không linh hoạt, khó điều chỉnh theo tình hình thực tế.
  • Tập trung và cam kết với các ưu tiên đã được thảo luận kỹ và có sự đồng thuận từ các bên liên quan;
  • Đồng bộ và Kết nối các hoạt động cộng tác;

Theo dõi để đảm bảo trách nhiệm giải trình: Mở rộng để tạo kết quả không ngờ đến;

Xem thêm: Cách xây dựng mẫu OKR hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn

Các phương pháp thiết lập khung quản trị mẫu OKR hiệu quả nhất

Chuẩn bị kỹ lưỡng khi triển khai một khung quản trị làm việc OKR

Một nhịp độ làm việc phù hợp, đồng thời làm rõ các kỳ vọng của cấp lãnh đạo sẽ rất hữu ích để đảm bảo rằng mọi người đều cùng hướng đến một mục tiêu chung.

Tất cả các chỉ số dùng để đo lường Kết quả then chốt phải phù hợp với văn hóa làm việc và phù hợp với ưu tiên hiện tại của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, các kết quả then chốt nên dựa theo mô hình S.M.A.R.T – cụ thể (specific), có thể đo lường được (measurable) và thực hiện được (achievable), phù hợp với mục tiêu của OKR (relevant) và được ràng buộc trong một khoản thời gian nhất định (time-bound).

Các kết quả then chốt cần phải đo lường hoặc đánh giá được bằng số liệu. Tuy nhiên, chúng sẽ không mô tả cụ thể các nhiệm vụ để thu được kết quả như mong muốn.

Xác định mục tiêu

Hãy nhớ rằng, mục tiêu xác định cần phải phù hợp với mục đích của doanh nghiệp, cũng như các mục tiêu khác trong tổ chức. Điều quan trọng là đảm bảo các nhân viên hiểu rõ và xem các giá trị cốt lõi và ưu tiên của doanh nghiệp như của chính họ. Làm nổi bật sự tác động của mỗi cá nhân sẽ đóng góp cho thành công của doanh nghiệp như thế nào, và vì sao áp dụng khung OKR sẽ đảm bảo nhiệm vụ được hướng dẫn bởi một quy trình quản lý doanh nghiệp phù hợp.

Sau khi hoàn thành khung quản trị làm việc OKR, hãy đánh giá chúng một lần nữa để xác định các yếu tố thực sự hiệu quả, cũng như các yếu tố không đạt như kỳ vọng. Kiểm tra lại các đặc điểm chính của OKR một lần nữa: Các mục tiêu được chọn có khó để hoàn thành không? Các kết quả then chốt có thể đo lường được không?

Tất cả các OKR đã được hoàn thành chưa? Chúng có phù hợp với chiến lược kinh doanh của bạn không? Đánh giá lại các OKR thường xuyên giúp đảm bảo chúng luôn phù hợp và cho phép bạn phát triển những gì đã thành công và khắc phục mọi chi tiết sai lệch.

Các lưu ý cần tránh khi sử dụng phương pháp quản trị theo OKR

OKR khi mới làm tưởng dễ, nhưng không dễ như chúng ta “tưởng”. Andy Grove đã từng nói: “Những điều bạn biết không quan trọng, bạn thực thi như thế nào?” Chuyên gia Quỳnh Anh đưa ra 9 bẫy mà các nhà quản trị chú ý tránh khi thiết lập và quản lý công việc:

  • Không phân biệt được mục tiêu cam kết với mục tiêu mở rộng/thúc đẩy
  • Đánh giá kết quả OKR như kiểu “thường lệ”
  • Thiếu vắng các mục tiêu mở rông/thúc đẩy
  • Để dành nguồn lực để đảm bảo các “mục tiêu đạt” được hoàn thành và được ghi nhận thành tích
  • Mục tiêu đặt ra nhưng không được quan tâm
  • Objective một đằng và Key Result một nẻo
  • Quá nhiều Objective và Key Result
  • Triển khai OKR theo phong trào

Ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý theo phương pháp OKR

myXteam giúp người dùng linh động khi thiết lập quá trình làm việc OKR theo phương thức liên kết chặt chẽ hoặc liên kết có định hướng, và dễ dàng cập nhật tiến độ Mục tiêu/Kết quả then chốt. Tiến độ hoàn thành Kết quả then chốt sẽ được tự động cập nhật theo % hoàn thành của các công việc bên dưới. Tiến độ hoàn thành mục tiêu tiếp tục được tính từ % hoàn thành của tất cả các Kết quả then chốt của mục tiêu đó.

Đặc biệt, phương pháp này sẽ rất hiệu quả với những doanh nghiệp quản lý công việc hiệu quả theo dự án, những mục tiêu, công việc được định lượng rõ ràng.

Cũng như các tính năng khác, Cộng tác luôn là tính năng vô cùng quan trọng mà đội ngũ phát triển myXteam muốn đưa xuyên suốt vào trong phần mềm, và không ngoại lệ đối với quy trình theo dõi và giám sát OKRs. Nhà quản lý và nhân viên có thể phản hồi, trao đổi liên tục theo thời gian thực trong quá trình hoàn thành các Kết quả then chốt và Mục tiêu, đính kèm file tài liệu trong từng Kết quả then chốt dù họ đang ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.

bài liên quan
myxteam
Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, việc quản lý công việc và dự án trở nên phức tạp hơn bao giờ...
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
MYXTEAM V2
Xin chào các bạn quý khách hàng Để chuẩn bị cho việc phát hành MyXteam phiên bản 2 chính thức ra mắt...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...