Business Model Canvas là gì?

By N. H
Business Model Canvas là gì?

Có rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, nhưng hiện nay, Business Model Canvas được xem là sự lựa chọn của rất nhiều người vì tính đa chiều, hiệu quả cao và lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu về mô hình kinh doanh Canvas hay Business Model Canvas với chúng tôi thông qua bài viết sau đây.

Business Model Canvas là gì?

Business Model Canvas là một bản mẫu có chức năng quản trị chiến lược được sử dụng cho việc phát triển các mô hình kinh doanh mới và lập hồ sơ cho những dự án kinh doanh sẵn có.

Business Model Canvas là gì?

Mô hình Canvas cung cấp một biểu đồ trực quan với các yếu tố như mô tả đề xuất giá trị, cơ sở hạ tầng, khách hàng và tài chính của doanh nghiệp hoặc dự án, sản phẩm mới nào đó.

Vì vậy, Business Model Canvas hỗ trợ các doanh nghiệp điều chỉnh nhanh chóng các hoạt động của mình bằng các minh họa thực tiễn, tình hình hiện tại, nguồn lực sẵn có.

Mô hình Business Model Canvas đầu tiên được đề xuất vào năm 2005 bởi Alexander Osterwalder.

Một mô hình Canvas hoàn chỉnh sẽ được cấu thành bởi 9 yếu tố then chốt là: Phân khúc khách hàng, giá trị giải pháp, các kênh truyền thông, quan hệ khách hàng, dòng doanh thu, nguồn lực chính, hoạt động chính, đối tác chính, cơ cấu chi phí. Bằng cách tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành 9 nội dung này tương ứng theo doanh nghiệp, bạn sẽ có một mô hình Business Model Canvas hoàn chỉnh.

Tìm hiểu 9 yếu tố của Business Model Canvas

Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về 9 yếu tố mấu chốt để có thể xây dựng mô hình kinh doanh Canvas thành công, hiệu quả.

Tìm hiểu 9 yếu tố của Business Model Canvas

1.    Phân khúc khách hàng

Sẽ là một thảm họa nếu bạn kinh doanh mà không xác định được phân khúc khách hàng của mình là ai, cá nhân hay doanh nghiệp, nam hay nữ, người thành thị hay nông thôn, sở thích khách hàng là gì… Xác định được phân khúc khách hàng giúp bạn đẩy mạnh doanh số, tăng hiệu quả kinh doanh. Do đó, đây là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu của Business Model Canvas.

2.    Giải pháp giá trị

Giá trị cốt lõi mà dịch vụ, sản phẩm, dự án mới của công ty bạn muốn mang đến cho khách hàng là gì? Phải đưa ra được điều này thì bạn mới có thể tìm ra cách truyền tải tốt nhất, hơn nữa nâng được tầm giá trị cho doanh nghiệp.

3.    Các kênh truyền thông

Sau khi xác định giá trị cốt lõi, doanh nghiệp sẽ phải tìm hiểu, xác định xem nên truyền tải nó đến mọi người bằng phương tiện nào. Hiện nay, truyền thông hết sức phát triển nên việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến mọi người là điều hết sức đơn giản. Điều quan trọng ở đây chính là ý tưởng truyền thông như thế nào.

4.    Quan hệ khách hàng

Thu hút khách hàng mới, chăm sóc và giữ chân khách hàng cũ luôn là những bài toán khó đối với mỗi doanh nghiệp đang kinh doanh bất cứ ngành hàng nào. Tìm ra mấu chốt để giúp mối quan hệ với khách hàng bền chặt hơn chính là bước tiếp theo trong Business Model Canvas.

CEO myXteam – Ông Ninh Gia Hạnh chia sẻ chìa khóa thành công

5.    Dòng doanh thu

Một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều nguồn doanh thu khác nhau từ các kênh bán hàng, đối tác, kênh trực tiếp phân phối… Do đó, phải liệt kê đầy đủ dòng doanh thu để tránh thất thoát và đo lường chính xác lợi nhuận kinh doanh.

6.    Nguồn lực chính

Các yếu tố mấu chốt số 1, 2, 3, 4 và 5 muốn hoàn thành tốt chắc chắn sẽ phải được thực hiện. Một đội ngũ chuyên nghiệp, có năng lực. Ngoài con người, để tạo ra được các sản phẩm. Doanh nghiệp còn cần rất nhiều nguồn lực khác chẳng hạn như tài chính, máy móc… Do đó, phải biết được bản thân có những thế mạnh gì. Cần thêm những nguồn lực nào thì kinh doanh mới hiệu quả.

7.    Hoạt động chính

Lấy ví dụ để mọi người có thể hiểu rõ hơn về yếu tố này. Chẳng hạn như công ty kinh doanh mạng xã hội. Hoạt động chính của nó là thiết lập các nền tảng tương tự như Tiktok, Zalo, Facebook… Phải xác định được hoạt động chính, doanh nghiệp mới tập trung được nguồn lực vào.

8.    Đối tác chính

Các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và lớn mạnh, chắc chắn:

  • Việc hợp tác
  • Tìm kiếm đối tác là điều cần thiết.

Chẳng hạn như đối tác vận chuyển, đối tác cung cấp nguyên liệu, vật tư…

9.    Cơ cấu chi phí

Bất cứ loại hình kinh doanh nào cũng vậy, ngay từ kinh lập nên mô hình. Kể cả Business Model Canvas, bạn đã cần đến kinh phí. Kinh doanh chắc chắn phải có nguồn vốn vững chắc, và không để thất thoát tiền của. Bạn phải lập ra hệ thống các nguồn chi rõ ràng, minh bạch.

Business Model Canvas hay mô hình kinh doanh Canvas đang thu hút đông đảo. Các nhà khởi nghiệp lẫn doanh nghiệp lớn vì tính hữu dụng, nhiều ưu điểm và tỉ lệ thành công cao.

bài liên quan
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...