Mô hình kinh doanh Canvas

By N. H
Mô hình kinh doanh Canvas

Điều gì đã tạo nên sự thành công cho mô hình kinh doanh Canvas, khi các “gã khổng lồ” như Google, Apple, BMW,… đều bị thu hút? Và cách thức để xây dựng một mô hình Canvas hiệu quả là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa mô hình kinh doanh Canvas

Được phát triển bởi Alexander Osterwalder, mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas) đang trở thành trào lưu được các startup trẻ áp dụng rầm rộ và đạt được nhiều thành công vượt trội.

 

Với nội dung mô hình bao gồm 9 điểm mấu chốt là Phân khúc khách hàng (Customer Segments); phương án giá trị (Value Propositions); kênh cung cấp (Channels); quan hệ khách hàng (Customer Relationships); dòng doanh thu (Revenue Stream); nguồn tiềm lực chính (Key Resources); công việc chính (Key Act.ivities); đối tác chính (Key Partnerships); cơ cấu chi phí (Cost Structure), Canvas giúp người kinh doanh đạt được nhiều lợi thế.

Mô hình kinh doanh Canvas có ưu điểm gì?

Tư duy trực quan

Thông qua mô hình kinh doanh Canvas, người nghe (đối tác, nhà đầu tư, lãnh đạo…) hoàn toàn có thể có cái nhìn trực quan về tổng thể dự án và doanh nghiệp. Vì vậy, họ sẽ có cái nhìn đa chiều, khách quan và thấu hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế sau mô hình kinh doanh này.

Sự giao thoa giữa 9 yếu tố

Quá trình nghiên cứu, phân tích 9 điểm mấu chốt để tạo thành mô hình kinh doanh Canvas sẽ được móc nối với nhau, tạo ra một mối quan hệ liên kết chặt chẽ nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao nhất sau hoàn thành dự án.

Lập kế hoạch kinh doanh (Business model canvas)

Dễ dàng lưu hành

Hiện nay, mô hình kinh doanh Canvas đa phần đều được thực hiện trên máy tính và được lưu trên các dạng phần mềm, app quản lý công việc 4.0 như Myxteam nên cách lưu hành rất đơn giản.

Cách xây dựng mô hình kinh doanh Canvas

Trước khi bắt tay vào thực hiện một mô hình kinh doanh Canvas hoàn chỉnh, bạn cần soạn ra sơ đồ SWOT. Đây là một dạng sơ đồ nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu, tất cả nguồn lực của cá nhân hay tổ chức giúp họ sẵn sàng tốt nhất trước khi thực hiện kế hoạch nào đó.

Cách xây dựng mô hình kinh doanh Canvas

Tiếp sau đó, hãy hoàn thiện 9 điểm mấu chốt sau đây:

Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

Hãy nhận định xem dự án tiếp theo mà doanh nghiệp bạn hướng đến chính là ai để có thể đạt được hiệu quả như mong đợi. Phân khúc khách hàng có thể là đại chúng, một nhóm nhỏ, các đối tượng doanh nghiệp…

Phải xác định phân khúc khách hàng càng chi tiết càng tốt, điều này giúp bạn tìm ra sự hài lòng, sự mong đợi từ khách hàng.

Giải pháp giá trị (Value Propositions)

Trong kinh doanh, điều mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn đạt được chính là hiệu quả và sự phản hồi tốt từ khách hàng. Chính sự trải nghiệm tốt, hài lòng từ phía người dùng mới đem lại sự kích thích mua sản phẩm, gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Do đó, bạn phải đưa ra giải pháp tốt nhất để nâng cao giá trị sản phẩm tối ưu.

Theo nhiều chuyên gia, giải pháp giá trị cũng như “nguồn năng lượng” gia tăng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Kênh phân phối (Channels)

Sau khi đã có giải pháp giá trị, bạn nên suy nghĩ đến việc sẽ quảng bá sản phẩm đến khách hàng bằng “con đường” nào. Hiện nay, với sự phát triển vượt trội của internet, nhiều kênh phân phối được tạo ra như online, kênh phân phối điện tử…

Ngoài ra, các kênh phân phối truyền thống như cửa hàng phân phối, bán sỉ, bán lẻ, bán trực tiếp, bán qua đại lý.

Kênh phân phối nên được chọn phù hợp với thói quen mua hàng của khách hàng.

Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Hiện nay, doanh nghiệp có thể chọn lựa rất nhiều kênh quan hệ khách hàng nhằm chăm sóc khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. Một số kênh như mạng xã hội, mạng điện thoại, các hoạt động event, offline…

Dòng doanh thu (Revenue Stream)

Tổng quan lại các nguồn doanh thu của sản phẩm bao gồm từ các nguồn nào, từ đó, doanh nghiệp có thể dự trù được lợi nhuận kinh doanh.

Nguồn lực chính (Key Resources)

Hãy tập trung vào những điểm mạnh để gia tăng giá trị thay vì chọn khắc phục các điểm yếu.

Hoạt động chính (Key Activities)

Phải xác định các hoạt động chứa điểm mạnh để thực hiện tốt nhất. Các hoạt động điểm yếu có thể thuê đội ngũ ngoài có chuyên môn cao để đạt hiệu quả tốt hơn.

Đối tác chính (Key Partnerships)

Bước này trong mô hình kinh doanh Canvas sẽ giúp bạn lựa chọn được các đối tác chiến lược như:

  • Đơn vị vận chuyển
  • Vật tư
  • Nhà đầu tư
  • Đơn vị quảng cáo
  • Hệ thống đại lý
  • Các chi nhánh…

Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Trong quá trình thực hiện dự án kinh doanh tiếp theo. Doanh nghiệp cần bỏ ra các chi phí nào. Chẳng hạn như: Chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí phát sinh.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn thực hiện một mô hình kinh doanh Canvas hiệu quả.

bài liên quan
myxteam
Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, việc quản lý công việc và dự án trở nên phức tạp hơn bao giờ...
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...