Kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc nhóm
Xung đột là vấn đề không thể tránh khỏi trong một tập thể. Để hạn chế vấn đề này, bạn cần tạo ra môi trường tích cực để mọi người có thể chia sẻ trên tinh thần góp ý. Như vậy, không chỉ xung đột mà bạn có thể giải quyết các vấn đề khác giúp công việc trở nên tốt hơn.
Với những bạn đã đi làm đủ lâu, chắc hẳn đã quá quen thuộc với những mâu xung đột trong công ty, tập thể. Thực chất, tình huống bất đồng, cãi vả như vậy là chuyện quá đỗi bình thường. Thế nhưng, bạn có nghĩ rằng mình phải tìm cách giải quyết chưa? Bạn có bao giờ cảm thấy bất mãn, không thể “nuốt trôi” với những ý kiến trái chiều!
Trong bài viết này, bạn thử tĩnh tâm và chiêm nghiệm lại các vấn đề đã xảy ra. Bạn đừng để những mâu thuẫn nhỏ này dẫn đến chiến tranh không đáng có. Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, dưới đây là cách giải quyết!
Hãy hạ cái tôi xuống thấp một chút
Đây là điều cơ bản đầu tiên mà bạn phải thực hiện khi có cuộc xung đột xảy ra. Thực tế, không phải ai cũng chịu tạm gác cái tôi sang một bên. Điều đó là vô cùng dễ hiểu.
Có thể trong trường hợp này, bạn hoàn toàn đúng. Thế nhưng, nếu bạn không chủ động thì đối phương và bạn sẽ không giải quyết khúc mắt rõ ràng.
Mọi người bình tĩnh và ngồi lại, lắng nghe ý kiến từng thanh viên trong nhóm. Bạn phải giữ thái độ trung lập và tôn trọng. Lúc đó, chắc chắn đối phương đã bình tĩnh và xem xét lại vấn đề.
Hãy làm nguyên chính là gì?
Không có lửa làm sao có khói. Không có gì là tự nhiên xảy ra! Đúng thật vậy, chúng ta nên tìm hiểu rõ và xác định đúng nguyên nhân vấn đề giữa đôi bên là gì. Tại sao lại có cuộc cãi vả này?
Mục đích cuối cùng là phục vụ cho lợi ích chung. Trong một tập thể, mọi vấn đề, sự việc phải được công khai minh bạch. Cá nhân không được ỷ lại vào đội nhóm hoặc tư lợi, vụ lợi.
Bạn không ngừng đặt câu hỏi xung quanh cuộc cãi vả này. Khi đó, bạn vô tình có được đáp án bạn nên làm gì!
Đã xác định được câu trả lời, các thành viên trong nhóm sẽ tìm ra các phương án ổn thỏa nhất cho đôi bên. Khi gặp phải chuyện gì, bạn nhớ hãy nói ra để được giải quyết! Đừng im lặng…
Tóm lại
Tùy vào mức độ của cuộc xung đột, cách giải quyết sẽ rơi vào mức khó dễ khác nhau. Nếu bạn là tâm điểm trong cuộc xung đột này, việc bình tĩnh giải quyết sẽ khó hơn nữa. Thế nhưng, với bất kỳ trường hợp này, bạn hãy luôn tâm niệm rằng:
- Hãy lắng nghe người khác nhiều hơn để biết tâm tư của họ thế nào
- Hẹn một buổi họp kín để giải quyết
- Tuyệt đối không được im lặng để bất kỳ hành động nào cũng trở thành giọt nước tràn ly
- Sau khi giải quyết xong, bạn nên rút kinh nghiệm và tạo cho mình những quy tắc làm việc nhóm