KỸ NĂNG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ BẠN CẦN BIẾT

By Bloger

Trong quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ  rất cần đến những kỹ năng quản lý doanh nghiệp bổ sung, hỗ trợ của người quản trị. Các nhà quản trị giỏi sẽ biết các nắm bắt những thế mạnh trong nhóm làm việc và doanh nghiệp, để biến nó thành đòn bẩy, nâng tầm doanh nghiệp của bạn.

Cùng myXteam tìm hiểu về những kỹ năng quản lý doanh nghiệp cần thiết, dành cho những nhà quản lý để vận dụng trong thời đại mới.

Kỹ năng quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quản lý doanh nghiệp là gì? Đó là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Và để một doanh nghiệp có thể phát triển bền vững thì người quản lý doanh nghiệp luôn cần trao dồi những kỹ năng cần thiết.

Bạn có tự tin rằng bản thân đã có đủ những kỹ năng quản lý doanh nghiệp cần thiết để điều hành một công ty? Quản lý doanh nghiệp có nhiều cấp bậc, quy mô và đó không phải là một nhiệm vụ đơn giản, mà công việc này yêu cầu rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm.

Một số khái niệm liên quan đến kỹ năng quản lý doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp là thực hiện các công việc quản trị, tổ chức, lên kế hoạch công việc, theo dõi và giám sát việc thực hiện các dự án của doanh nghiệp, …

Người quản lý doanh nghiệp thường là người có kiến thức chuyên môn và vốn hiểu biết rộng. Đồng thời họ cũng là người có nhiệm vụ kết nối các thành viên của doanh nghiệp để xây dựng một tập thể hoạt động có hiệu quả.

Những kỹ năng quản lý doanh nghiệp cần thiết nhất

Kỹ năng quản lý chuyên môn (Technical Skills)

Kỹ năng chuyên môn không chỉ đơn thuần được hiểu là kỹ năng sử lý và giải quyết các công việc liên quan đến may móc, thiết bị mà còn là kỹ năng đòi hỏi trong tất cả các công việc nhằm tang hiệu quả bán hàng, tạo ra những sản phẩm mới, khả năng bán hàng dịch vụ, sản phẩm, v.v. Kỹ năng này có được thông qua sự đào tạo ở trường học, các lớp bồi dưỡng hay thông qua các kinh nghiệm thực tế.

Ví dụ: Một giám đốc bán hàng có xuất phát điểm từ nhân viên sales dày dạn kinh nghiệm có nhiều kinh nghiệm quý giá được tích luỹ và chắt lọc qua mỗi lần trải nghiệm công việc với nhiều khách hàng khác nhau. Khi được giao trọng trách mới, người này còn phải tìm hiểu và tự xây dựng những kỹ năng làm việc với nhân viên cấp dưới của mình và với các phòng ban khác.

Đây là một trong những kỹ năng quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất với những người lãnh đạo cao cấp. Bởi khi càng lên cấp quản lý cao hơn thì nhà quản lý thường ít phải làm những công việc chuyên môn kỹ thuật hàng ngày và ngược lại.

Kỹ năng quản lý tư duy nhận thức (Conceptual Skills)

Kỹ năng tư duy nhận thức của một nhà quản trị thường được coi là trừu tượng và thể hiện ở việc đề ra hoặc xây dựng các chiến lược phát triển, đường lối, chính sách của công ty. Hay nói cách khác, đây cũng chính là khả năng quan sát và hiểu được cần phải làm gì để doanh nghiệp có thể thích ứng được dù trong cả hoàn cảnh xấu nhất.

Nhà quản trị cần nhận ra được những yếu tố khác nhau và hiểu được mối quan hệ phức tạp của công việc để có thể đưa ra những cách giải quyết đúng đắn nhất có lợi nhất cho doanh nghiệp. Kỹ năng tư duy là kỹ năng khó học tập nhất và cũng là kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhà quản trị.

Ví dụ: là giám đốc điều hành của doanh nghiệp, bạn không thể chỉ dừng lại ở việc ra mục tiêu cho các bộ phận bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự,…mà còn phải phân tích được mối liên hệ giữa các bộ phận này, các thách thức bên trong và bên ngoài để từ đó đưa ra bảng mục tiêu khả thi nhất nhưng vẫn tạo được động lực cho nhân viên thực hiện.

Kỹ năng này đặc biệt cần thiết đối với các nhà quản lý cấp cao hơn là đối với các nhà quản lý cấp trung, và không bắt buộc đối với các nhà quản lý cấp một. Sự quan trọng của kỹ năng tư duy trừu tượng tỉ lệ thuận với thứ bậc của các vị trí quản lý, khi thứ bậc của vị trí quản lý tăng lên thì sự cần thiết của mỗi nhà quản lý cho kỹ năng này cũng phải tăng lên.

Xem thêm: 7 kỹ năng quản trị cần có của một nhà quản lý giỏi

Kỹ năng quản lý nhân sự (Human of Interpersonal Managerial Skills)

Kỹ năng quản trị nhân sự của nhà quản lý được hiểu là khả năng cùng làm việc, điều khiển và lôi cuốn những người xung quanh, là thành viên của doanh nghiệp và là nhà quản lý điều hành công việc sao cho công việc diễn ra được trôi chảy. Kỹ năng quản trị nhân sự được thể hiện rõ thông qua cách biểu đạt, thái độ quan tâm tích cực đến người khác và xây dựng bầu không khí hợp tác, thúc đẩy và động viên giữa mọi người cùng làm việc.

Ví dụ: Một giám đốc điều hành nhìn thấu được khó khăn của bộ phận bán hàng trong tháng thấp điểm nên đã tổ chức buổi đào tạo kỹ năng. Buổi đào tạo này nhằm vượt qua thách thức của khách hàng, cũng như ban hành chính sách động viên khen thưởng nhân viên bán hàng có thành tích xuất sắc trong tháng thấp điểm này. Điều này đã tạo động lực rất lớn để nhân viên kinh doanh đạt mục tiêu doanh số.

Kỹ năng nhân sự này là kỹ năng mà bất cứ người quản lý nào cũng cần đến và cho phép những người quản lý tiến tới vị trí lãnh đạo ở cấp cao hơn, đồng thời nó cũng thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực và đạt được những kết quả tốt hơn trong quá trình làm việc.

Xem thêm: Những điều cần biết về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Áp dụng công nghệ nâng cao kỹ năng quản lý doanh nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã từng bước xâm nhập vào đời sống và hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chính vì thế việc lựa chọn, thay đổi và áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình làm việc của một doanh nghiệp là điều cần thiết.

Không quá khó khăn để lựa chọn cho doanh nghiệp của mình một công cụ quản lý hiệu quả. Nếu bạn đang cần đến một công cụ hỗ trợ quản lý toàn diện và tối đa mọi vấn đề trong doanh nghiệp, có thể phần mềm quản lý myXteam là sự lựa chọn dành cho bạn. Sử dụng phần mềm myXteam, bạn được hỗ trợ quản lý nhân sự, tài chính, kinh doanh, quản lý khách hàng, quy trình sản xuất, v.v. Nhờ đó công việc của bạn sẽ không còn quá nặng nề, mà sẽ trở nên khoa học và dễ dàng hơn.

bài liên quan
5-buoc-don-gian-de-cai-thien-quy-trinh-trong-doanh-nghiep
Làm thế nào để giảm bớt sự rời bỏ của khách hàng, tăng năng suất và tạo ra doanh thu ổn định...
MYXTEAM V2
Xin chào các bạn quý khách hàng Để chuẩn bị cho việc phát hành MyXteam phiên bản 2 chính thức ra mắt...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...