CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ VÀ TINH GỌN

By Bloger

Với nhiều doanh nghiệp Việt, bài toán tìm phương pháp quản lý công việc hiệu quả và tinh gọn là một bài toán khó có lời giải đáp. Có rất nhiều phương pháp quản lý và làm việc tồn tại, có thể áp dụng với nhiều nhóm ngành nghề và nhiều loại doanh nghiệp khác nhau.

Trong bài viết này, myXteam xin giới thiệu cho các bạn ba phương pháp quản lý công việc tinh gọn và hiệu quả nhất, đang được áp dụng cho các doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam. Đâu là những điểm mạnh của ba phương pháp này, và doanh nghiệp cần phải làm những gì để áp dụng các phương pháp quản lý công việc một cách hiệu quả nhất.

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CÔNG VIỆC KANBAN

Hiện nay, có rất nhiều loại phương pháp quản lý công việc hiệu quả, đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp thích áp dụng phương pháp Kanban, số khác lại thích phương pháp Scrum và Agile hơn. Nhưng trong 3 phương pháp quản trị tinh gọn này, phương pháp Kanban vẫn được xem là phương pháp quản lý công việc được sử dụng rộng rãi hơn cả.

Để có thể hiểu về phương pháp quản lý công việc Kanban, chúng ta cần biết rằng, phương pháp quản lý công việc này được dùng như công cụ trực quan hóa những công việc, mà một bộ phận cần làm để tối đa hóa hiệu quả khi có nhiều đầu việc trong một thời điểm.

1 – Phương pháp Quản lý Kanban là gì?

Để giải đáp cho câu hỏi “Phương pháp Kanban là gì?”, ta cần hiểu thêm về cách mà phương pháp này được áp dụng.

Phương pháp quản lý công việc Kanban đang được áp dụng phổ biến trong quá trình phân công và quản lý dự án, và hiện đang là một trong những nền tảng quản lý công việc được áp dụng cho phần mềm quản lý công việc myXteam.

2 – Phương pháp Quản lý dự án và quy trình công việc

Một trong những lý do chính khiến phương pháp quản lý công việc Kanban được sử dụng rộng rãi, chính là vì trọng tâm của nó nằm trong khâu quản lý dự án theo quy trình chuẩn, và áp dụng trực tiếp vào quá trình giải quyết công việc. Sử dụng Kanban cá nhân để quản lý công việc hiệu quả là một sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp hiện nay.

Một trong những lợi thế lớn nhất của phương pháp này chính là khả năng quản lý tinh gọn, vốn đã được cụ thể hóa qua quá trình tập trung xây dựng và duy trì một quy trình, nơi mà những dự án của doanh nghiệp được áp dụng và hoàn thiện như nhau.

Trọng tâm của việc cải tiến luôn luôn là các quy trình, do đó, mọi bài học phải được áp dụng cho cả quy trình, chứ không chỉ riêng các dự án. Bằng cách này, những nỗ lực cải tiến không ngừng của bạn sẽ luôn đạt kết quả.

Khi nói đến phương pháp Kanban, ba yếu tố mà người dùng cần phải nắm rõ trước khi áp dụng phương pháp này hiệu quả chính là:

Xác định đâu là các bước hoàn thành công việc

Đối với quá trình làm việc theo phương pháp Kanban, việc hoàn thành từng bước của các công việc là mục tiêu chính của từng giai đoạn. Đây là cách để thiết lập nhiệm vụ cho từng giai đoạn trong quy trình Kanban, và quan trọng nhất là để đảm bảo chất lượng của công việc được thực theo theo từng bước trong quy trình này.

Định nghĩa lại yếu tố “hoàn thành công việc”, chính là bản hướng dẫn giúp mọi người biết nên nhắm tới điều gì khi triển khai dự án. Nó xác định mục tiêu công việc cho nhóm thực hiện trong mỗi giai đoạn của Kanban, mà không cần phải nêu rõ công việc này nên được thực hiện như thế nào.

Cụ thể hơn, yêu cầu kết quả hoàn thành công việc trong giai đoạn này là xác định và đào sâu một vấn đề lớn, sau đó “chấm điểm” cho các giải pháp của từng vấn đề nhỏ đã được xác định trước đó.

Hiểu và xác định được vấn đề là yếu tố quan trọng nhất giúp xây dựng một kết quả hiệu quả và vững chắc. Vì thế chúng ta cần học hỏi từ mỗi dự án, và chúng ta phải cải tiến những yêu cầu theo từng giai đoạn.

Bằng cách này, tất cả các bài học thu được từ dự án đều được áp dụng cho những dự án sau, và đảm bảo rằng bạn sẽ không phạm phải một lỗi sai hai lần.

Hãy cải tiến quy trình làm việc

Việc cải tiến quy trình làm việc, trên thực tế lại khó khăn hơn chúng ta tưởng tượng. Những yếu tố tác động vào quy trình thực hiện dự án mà không phải là bản thân dự án, nghe có vẻ vô lý, nhưng nó rất cần thiết cho sản phẩm của bạn khi áp dụng phương pháp quản lý tinh gọn.

Nói theo một cách hiểu đơn giản, thì thay vì bạn phải mất công giải đáp từng thắc mắc, giải quyết từng sự cố cho khách hàng, thì phương pháp quản lý tinh gọn của Kanban bắt buộc bạn phải tìm ra được điểm “lỗi” trong quy trình làm việc của mình. Từ đó, bạn sẽ tập trung vào việc cải tiến quy trình nhằm tránh những sai lầm tương tự có thể xảy đến.

Các câu hỏi thường gặp: Bạn nên hành động lúc nào để vấn đề này không xảy ra lần nữa? Bạn cần tìm kiếm điều gì, và cải thiện những gì? Sự chuẩn bị của bạn đến đâu cho những vấn đề thường xuyên gặp phải như vậy.

Cải tiến liên tục quy trình làm việc là một yếu tố then chốt giúp đảm bảo dự án sẽ không mắc phải những sai lầm từ các dự án trước. Bạn có thể áp dụng cách thay đổi quy trình làm việc tinh gọn này qua những phần mềm quản lý công việc như myXteam.

Quy Trình thực thi dự án

Quy trình là cách bạn xây dựng sản phẩm hay dự án của mình. Thiết kế của quy trình sẽ cho biết rất nhiều thông tin về cách nhóm của bạn phát triển sản phẩm và nó nên phản ánh các giá trị mà đội nhóm và công ty của bạn hướng tới.

Không có khuôn mẫu cụ thể nào để thiết kế quy trình Kanban cho bạn, nhưng tùy thuộc vào sản phẩm, bạn có thể áp dụng một số cách làm tốt nhất được đúc kết sau nhiều thử nghiệm. Khi doanh nghiệp đã phát triển và sản phẩm đã ổn định thì quy trình của bạn sẽ thay đổi theo.

Điển hình như với phần mềm quản lý công việc myXteam, sau khi hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành hiệu quả, từng doanh nghiệp đã thay đổi quy trình thực thi dự án để tạo nên những giá trị riêng biệt và cách vận hành phù hợp với hệ thống của mình.

Cả 3 yếu tố trên đều tạo nên yếu tố then chốt tạo nên sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Biết cách áp dụng những yếu tố trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn ứng dụng hiệu quả theo phương pháp Kanban

Các công cụ quản lý dự án theo phương pháp Kanban

Trên thị trường hiện nay, đang có rất nhiều các công cụ quản lý dự án mới nhất và hiệu quả nhất theo phương pháp Kanban. Quan trọng hơn, nhờ những công cụ này bạn sẽ giúp bạn trong việc chuyển đổi sang ứng dụng phương pháp Kanban trong công việc hàng ngày, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Là nhà quản trị, bạn hãy tìm hiểu các phần mềm hiện có trên thị trường. Một số phần mềm nổi bật áp dụng phương pháp Kanban như Agilean, Wrike, myXteam…

PHẦN 2: QUẢN LÝ CÔNG VIỆC THEO PHƯƠNG PHÁP OKR

Phương pháp quản trị OKR là gì

OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức quản lý biến thể của Quản lý theo mục tiêu, được sinh ra và áp dụng lần đầu tiên bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970, hiện OKR đang được áp dụng rộng rãi tại rất nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Mục đích chính của phương pháp quản trị OKR chính là kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra.

Phương pháp quản trị OKR có các đặc trưng cơ bản sau:

  • Hệ thống mục tiêu có chu kỳ ngắn, thường được tính theo hằng quý
  • Có sự liên kết trong hệ thống mục tiêu công việc, phân cấp rõ rệt theo thứ bậc từ trên xuống dưới
  • Mục tiêu trong doanh nghiệp (Objectives) được cụ thể hóa bằng các kết quả then chốt (Key Results)

Phương pháp quản trị OKR không chỉ giúp tạo dựng hướng đi bền vững cho doanh nghiệp của bạn, mà còn giúp gắn kết các cá nhân trong doanh nghiệp vì mục tiêu chung. Để áp dụng hiệu quả phương pháp này, bạn cần tìm hiểu cách xây dựng OKR hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn .

Phương pháp quản trị OKR ảnh hưởng thế nào đến quá trình quản lý công việc

Ảnh hưởng của phương pháp này đến hiệu quả công việc là rất rõ rệt. Điển hình nhất là trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp áp dụng, mỗi cá nhân (nhân viên hoặc quản lý) chỉ nên có tối đa 5 mục tiêu để đạt được, mỗi mục tiêu không nên có quá 4 kết quả then chốt để mọi người tập trung đạt được các kết quả trọng yếu, tránh dàn trải. Khái niệm KR (trong OKR) tương đối giống với KPI do cùng được dùng để đo lường kết quả, khác biệt với KPI ở các điểm sau:

KR giống KPI ở điểm đều được đo bằng số, tuy nhiên kết quả then chốt trong KR thường là tham vọng mà bạn mong muốn đạt được, KR là cầu nối giữa tham vọng và thực tế. Trong khi đó KPI được dùng để đo lường chính xác kết quả của đầu ra hay trong một công đoạn của quy trình.

KPI thường cố định, ít thay đổi trong thời gian dài (Ví dụ doanh số được đo hàng tháng liên tục cho từng nhân viên kinh doanh trong cả năm, các năm tiếp theo chỉ số này vẫn được sử dụng), KR có thể tồn tại trong ngắn hạn, thậm chí chỉ xuất hiện một lần duy nhất.

Các nhà quản trị cần tìm hiểu và nghiên cứu thêm về các mẫu doanh nghiệp đã áp dụng thành công phương pháp quản trị OKR

Áp dụng phương pháp OKR trong quản trị

Với sự khác biệt kể trên, phương pháp OKR thường xuyên được áp dụng trong các ngành nghề sáng tạo, các ngành lập trình. Trong khi đó, chỉ số KPI thường được áp dụng dành cho những ngành nghề truyền thống như bán hàng và sản xuất.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp có thể vừa áp dụng phương pháp OKR , vừa áp dụng KPI. OKR và KPI đều là công cụ của Quản trị hiệu suất làm việc, và phần mềm quản lý công việc myXteam hoàn toàn có thể hỗ trợ quản lý bằng KPI và OKR.

PHẦN 3: QUẢN LÝ CÔNG VIỆC THEO PHƯƠNG PHÁP HORENSO

Phương pháp quản trị công việc Horenso là một trong những bí quyết từng giúp người Nhật có được năng suất lao động cao bậc nhất thế giới. Và giờ phương pháp quản trị này đã được nhân rộng và triển khai rộng rãi bởi nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là tại Việt Nam

Tại Nhật Bản, quy tắc làm việc Horenso là một chuẩn mực khi làm việc của rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Cũng chính nhờ quy tắc quản trị Horenso này mà các doanh nghiệp Nhật Bản luôn có phong cách làm việc nhóm cực kì chuyên nghiệp. Điều này xuất phát từ tinh thần làm việc vì tập thể cao tại Nhật Bản, và được thể hiện một cách hoàn chỉnh trong phương pháp làm việc nhóm này.

Đối với myXteam, phương pháp quản trị Horenso có thể phát huy một cách hiệu quả tinh thần làm việc chủ động, luôn tuân theo nguyên tắc của người Nhật Bản. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về những yếu tố giúp phương pháp này gây được tầm ảnh hưởng lớn đến vậy.

Quy tắc Horenso là gì

HoRenSo là từ viết tắt của ba chữ gồm:

  • Hokoku (báo cáo);
  • Renraku (trao đổi)
  • Sodan (hỏi ý kiến).

Ba chữ này thể hiện những đức tính và nguyên tắc của người Nhật trong cách làm việc. Trong công việc, phải báo cáo định kỳ cho cấp trên. Thường xuyên trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp và cấp dưới. Cuối cùng là phải hỏi ý kiến cấp trên trước khi quyết định làm gì đó. Một mặt, Horenso còn thể hiện sự chủ động trong quá trình làm việc của các cá nhân trong tổ chức.

Với người Nhật Bản, phương pháp Horenso chính là cách ngăn ngừa rủi ro một cách hệ thống nhất và hiệu quả nhất. Vì vậy, phương pháp này rất được các doanh nghiệp và tập đoàn lớn chú trọng áp dụng.

Quy tắc Horenso được áp dụng ra sao

Với quy tắc Horenso, tốt nhất là bạn nên tìm cách giải quyết nhanh nhất nếu có thể các yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp cần thiết, hãy chuyển yêu cầu cho cấp trên hoặc người có trách nhiệm giải quyết trực tiếp.

1. HOKOKU: BÁO CÁO

Trong mô hình của Horenso, cần nhận thức rõ “Báo Cáo” là một nhiệm vụ cần hoàn thành. Báo cáo là cách duy nhất mà cấp quản lý của bạn theo dõi được công việc bạn đang làm đã đến đâu. Nguyên tắc của Horenso là hãy chủ động trong mọi việc, hãy biết cách báo cáo cho sếp biết, giải thích những vấn đề và nêu ra những điều bạn đã là việc. Nhưng trên nguyên tắc ấy, thời điểm nào là phù hợp cho bạn để cho bạn gửi báo cáo với sếp?

Khi kết thúc công việc được giao, với những công việc có tính hạn dài, bạn nên báo cáo tiến độ trong khi thực hiện công việc. Nếu có thay đổi gì trong quá trình thực hiện công việc thì cũng phải báo cáo. Khi thu thập được thông tin gì mới cũng nên báo cáo. Khi bạn tìm thấy một phương pháp mới và cải tiến mới cho công việc khi gặp vấn đề.

2. RENRAKU: LIÊN LẠC

Trong phương pháp quản lý Horenso, việc liên lạc với nhân viên là điều gây nhiều cản trở và khó khăn nhất. Vì vậy, người Nhật luôn nhắc nhở khi liên lạc chúng ta cần nhắc nhở nhau làm việc rõ ràng và cụ thể. Luôn luôn phải lựa đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh để liên lạc, tránh rơi vào những tình huống gây “éo le” cho sếp và đồng nghiệp của bạn

Là người theo dõi và thực hiện, bạn cần phải nắm được khung thời gian thực hiện việc, và cho sếp biết mình đã xác nhận thời hạn thực hiện yêu cầu của khách hàng, nhắc lại yếu tố thời gian cho sếp.

Phương pháo làm việc  này có thể tối ưu hoá việc sử dụng những tính năng chat nội bộ, giúp công việc được cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất. sản phẩm myXteam là một trong số rất ít các phần mềm quản trị có tích hợp tính năng liên hệ và trao đổi qua tin nhắn nội bộ.

3. SODAN: BÀN BẠC

Đây chính là điểm then chốt để các bạn có thể giải quyết các công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Các bạn nên nhớ không một cá nhân nào có một kiến thức hoàn hảo. Vì vậy, hỏi ý kiến của nhau, đóng góp ý kiến của mình chính là góp thêm một góc nhìn khác cho vấn đề nêu ra. Và điều quan trọng là bạn chọn được phương án tối ưu cho vấn đề của mình.

PHẦN 4: CƠ HỘI TRẢI NGHIỆM PHẦN MỀM MYXTEAM PHÍ MỘT NĂM

Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu có một phần mềm quản lý dự án và làm việc nhóm hiệu quả dựa trên nền tảng từ 3 phương pháp trên là rất lớn. Để góp phần hỗ trợ những doanh nghiệp Việt có thể ứng dụng phương pháp Kanban, Horenso, OKR hiệu quả, phần mềm myXteam đã nhanh chóng đưa ra giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cùng trò truyện với anh Ninh Gia Hạnh, CEO của myXteam để cùng tìm hiểu về phần mềm này và những nhận định của anh về hoạt động của các doanh nghiệp Việt trong thời gian sắp tới.

“myXteam sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt vượt qua đại dịch”

– Thưa anh, nguyên nhân nào khiến anh quyết định hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam qua việc miễn phí một năm phần mềm quản lý công việc này?

Quyết định miễn phí phần mềm myXteam trong một năm là vì muốn giúp đỡ các doanh nghiệp Việt tiếp cận giới giải pháp quản lý hiệu quả và thuận tiện cho người dùng Việt. Phần mềm myXteam không mong muốn chỉ đưa ra những sản phẩm hữu hiệu, mà còn muốn giúp các doanh nghiệp kết nối và vận hành cách hữu hiệu nhất.

Các doanh nghiệp đang chịu sức ép hậu đại dịch, và nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sử dụng ứng dụng giúp quản lý công việc hiệu quả. Chúng tôi luôn muốn đem đến cho doanh nghiệp một giải pháp làm việc tốt nhất từ sản phẩm của myXteam

– Trên thị trường cũng có nhiều phần mềm lập kế hoạch kinh doanh, xin hỏi anh phần mềm myXteam có những đặc điểm gì nổi bật so với những phần mềm hiện tại?

Hầu hết các phần mềm lập kế hoạch kinh doanh đang có mặt trên thị trường chỉ tập trung vào quản lý nghiệp vụ, nhiều module, khó triển khai và phải triển khai đồng bộ mới chạy được. myXteam rất dễ triển khai cho đội nhóm, chuyên về quản lý công việc, kế hoạch dự án, tích hợp đủ tính năng để một nhóm làm việc năng suất.

Khi dùng myXteam thì không cần dùng thêm hệ thống chat bên ngoài nữa, tránh lạc trôi về thông tin cũng như dữ liệu, và quản lý linh hoạt phù hợp cho nhóm nhỏ hoặc từng phòng ban triển khai ngay lập tức.

Xin cảm ơn anh về những chia sẻ này.

bài liên quan
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
MYXTEAM V2
Xin chào các bạn quý khách hàng Để chuẩn bị cho việc phát hành MyXteam phiên bản 2 chính thức ra mắt...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...