Tìm hiểu về phương pháp quản lý dự án Agile Scrum 

By N. H
Tìm hiểu về phương pháp quản lý dự án Agile Scrum

Như chúng ta cũng đã biết, Agile chia dự án thành những vòng lặp xoắn ốc – Iteration. Scrum cũng vậy, dự án được chia thành nhiều Sprint. Mỗi Sprint tương ứng với một phân đoạn được lặp đi lặp lại trong quá trình phát triển phần mềm. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về phương pháp quản lý dự án chuẩn Agile Scrum (Scrum Agile Methodology).

Định nghĩ về phương pháp quản lý dự án Agile Scrum

Phương pháp phát triển phần mềm Agile-Scrum là một giải pháp linh hoạt trong việc sản xuất phần mềm. Scrum cung cấp một nền tảng để phát triển sản phẩm. Nó cũng có thể được áp dụng bên ngoài lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông (ICT-Information & Communication Technologies).

Phương pháp quản lý dự án Scrum là gì?
Phương pháp quản lý dự án Scrum là gì?

Scrum là một nhánh của phương pháp quản lý dự án Agile. Cha đẻ của nó là Hirotaka Takeuchi và Ikujiro Nonaka. Họ là 2 nhà tư tưởng quản trị lỗi lạc người Nhật Bản.

Vì sao thuật ngữ Scrum xuất hiện? 

Thuật ngữ “Scrum” xuất phát từ môn rugby. Nó một môn thể thao dựa trên sự phối hợp, tính ăn ý, tốc độ và tính kỷ luật của mỗi thành viên.

Trong một trận đấu rugby, hai đội đều cố gắng ghi bàn và giành chiến thắng. Ngoài việc phối hợp với nhau, các cầu thủ còn phải nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của diễn biến trận đấu. Đó là một ví dụ minh hoạ về Scrum.

Ứng dụng của Scrum trong doanh nghiệp

Scrum đã đạt được nhiều thành tựu trong giới phát triển phần mềm. Ngày nay, phương pháp này được áp dụng trong nhiều tập đoàn lớn. Các công ty đa quốc gia và cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng Scrum một cách khác nhau, từ các dự án đơn giản đến phức tạp.

Vì tính minh bạch, dễ hiểu, phương pháp này có thể dễ dàng được kết hợp với các phương pháp quản lý khác như Prince2, CMM và ITIL .

Vai trò của phương pháp quản lý dự án Scrum là gì?
Vai trò của phương pháp quản lý dự án Scrum là gì?

Phương pháp này bảo đảm được sự tối giản về thời gian chuyển giao và các thủ tục. Scrum có thể sẽ đạt được những hiệu quả cao hơn khi kết hợp với những phương pháp khác.

Scrum thường được sử dụng trong việc phát triển những sản phẩm mà người dùng vẫn chưa xác định được mục tiêu cuối cùng. Bằng phương pháp này, các nhu cầu và đòi hỏi về sản phẩm ngày càng được mô tả chi tiết hơn để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện và hữu ích

Tính linh hoạt là một ưu điểm nổi trội của Scrum. Thêm vào đó là việc dễ sử dụng khiến phương pháp này trở nên phổ biến.

Đội ngũ đa ngành khi áp dụng Scrum

Scrum nằm trong khuôn khổ phát triển phần mềm Agile, được sử dụng để phát triển phần mềm trong một nhóm. Điểm mạnh của nó nằm ở chỗ nhiều lĩnh vực khác nhau có thể cùng hợp tác trong một dự án.

Phương pháp này giả định rằng tất cả các thành viên đều có những kiến thức cần thiết bởi mọi người đều phải tham gia vào việc lập kế hoạch, xác định những tồn đọng và phân chia công việc.

Chu kỳ công việc việc của phương pháp quản lý dự án Scrum

Scrum được cấu tạo  bởi các chu kỳ sprint. Mỗi sprint được hiểu là khoảng  thời gian cố định. Có thể từ 1 đến 4 tuần. Trong đó, nhóm phát triển sẽ cung cấp phần mềm vận hành. Với mỗi sprint, sản phẩm cuối cùng sẽ tiếp tục được mở rộng. Nó luôn được cải tiến bởi nhóm phát triển. Những khung thời gian cố định này sẽ đảm bảo một đầu ra thường xuyên và điều tiết nhịp điệu làm việc của cả nhóm.

Mỗi sprint đều có một mục đích. Điều đó mang đến cho các thành viên một trọng tâm cụ thể. Nhóm phát triển chịu trách nhiệm với cách thức đạt được mục tiêu đề ra. Họ thường sử dụng các danh mục được thiết lập từ trước, đã được xác định một cách chi tiết để chúng có thể trở thành phần mềm vận hàng trong một sprint.

Các yêu cầu danh mục cần tuân thủ được quy định trước trong văn bản. Nhóm phát triển sẽ cùng nhau xác định các đầu mục ưu tiên.

Nói chung, để phương pháp này thành công, cần phải có đội ngũ làm việc cực kỳ minh bạch về tiến độ và liên tục tìm kiếm hiệu suất tốt nhất có thể.

Sau tất cả, đấy là lý do tại sao phương pháp này là nền tảng “thực tiễn tốt nhất” được sử dụng trong ngành công nghiệp Nhật Bản.

bài liên quan
5-buoc-don-gian-de-cai-thien-quy-trinh-trong-doanh-nghiep
Làm thế nào để giảm bớt sự rời bỏ của khách hàng, tăng năng suất và tạo ra doanh thu ổn định...
swot
Liệu bạn đã áp dụng SWOT vào đúng hoàn cảnh, trả lời đầy đủ và chính xác bốn yếu tố tạo nên...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...