Kỹ năng lắng nghe để làm việc nhóm hiệu quả

By N. H
Kỹ năng lắng nghe để làm việc nhóm hiệu quả

Muốn thành công, đầu tiên, bạn phải biết  lắng nghe. Không chỉ trong công việc, rộng hơn một chút là trong cuộc sống, lắng nghe là một kỹ năng rất cần thiết. Lắng nghe là cách giúp bạn thấu hiểu người khác hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về kỹ năng lắng nghe khi làm việc nhóm! 

Khi nào chúng ta thực sự lắng nghe? 

“Nghe” và “lắng nghe” khác nhau điểm nào? Để tìm được câu trả lời, bạn hãy thả lỏng và nhắm mắt lại trong vòng 1 phút. Sau đó, bạn mở mắt ra và cho tôi biết: “Bạn nghe được gì?” Đúng vậy! Những âm thanh bạn vừa trả lời được gọi là NGHE. 

Bất cứ ai sinh ra đều đã biết nghe (trừ một số trường hợp đặc biệt). Đó là khả năng bẩm sinh, không phải do quá trình tập luyện tạo thành. Khi bạn ngủ, làm việc, học tập,… hoạt động này vẫn diễn ra bình thường. Nói tóm lại, đây là quá trình hoàn toàn tự nhiên. 

Khi nào chúng ta thực sự lắng nghe?
Khi nào chúng ta thực sự hiểu lắng nghe?

Tương tự như “nghe”, bạn hãy nhắm mắt lại trong 1 phút. Đặc biệt, bạn cố gắng nghe thử mọi người đang ngồi gần bạn đang nói chuyện về chủ đề gì? Kết thúc, bạn hãy cho tôi biết bạn đã “hóng hớt” được những gì? Đúng vậy, nó chính xác là hành động lắng nghe. 

Giải thích một cách dễ hiểu, lắng nghe là quá trình nối tiếp hoạt động của nghe. Tuy nhiên, nó đòi hỏi bạn phải tập trung hơn, suy nghĩ, chú ý cao hơn rất nhiều. Vì thế, nó thường sử dụng chủ yếu để giải mã các sóng âm thành ngữ nghĩa.

Lắng nghe quan trọng ra sao? 

Người xưa có câu: “Ba tuổi đủ để học nói. Tuy nhiên, ta phải mất cả cuộc đời chưa chắc đã lắng nghe hết”. Trong mỗi chúng ta, hầu hết ai cũng có miệng. Đâu nhất thiết có miệng mặc định chúng ta đã biết nói! Tương tự vậy, có mắt không đồng nghĩa với việc bạn biết đọc, biết phân biệt phải trái, đúng sai. Một ví dụ khác, bạn có tay cầm bút nhưng chưa chắc đã biết viết. Cho nên, bạn có tai càng không đánh đồng rằng bạn biết lắng nghe. 

Kỹ năng lắng nghe quan trọng ra sao?
Kỹ năng lắng nghe quan trọng ra sao?

Từ khi con bé, bạn đã được người lớn dạy các kỹ năng khác nhau như học nói, học viết, nói ăn, học đọc… Vậy, kỹ năng lắng nghe là bạn học từ nguồn nào? Ai là người dạy cho bạn? Thực tế, chẳng có một trường lớp nào dạy kỹ năng này cả. Mặc dù, lắng nghe là một kỹ năng quan trọng, chiếm 60% thành công trong giao tiếp. 

Ai dạy ta kỹ năng lắng nghe?

Hồi tưởng quá khứ lại một chút, có phải ngày xưa, cha mẹ thường tập trung vào dạy viết, rèn cách đọc sao cho chuẩn nhất. Thế nhưng, kỹ năng lắng nghe lại qua loa rằng: “Con cái phải biết nghe lời cha mẹ!”. Khi lớn lên, trải qua một số vấn đề, bạn mới ngầm hiểu rằng cách nghe lời như vậy có thực sự hiệu quả? 

Tạo hóa ban cho con người đôi tai nhưng chỉ có 1 chức năng duy nhất là lắng nghe. Chúng ta chỉ có 1 cái miệng là sự thật không thể chối cãi. Điều đó khuyên chúng ta điều gì? Đó là bạn nên lắng nghe nhiều hơn và hạn chế nói lại. “Họa ra từ miệng”, “Cái miệng hại cái thân”… là những lời dạy từ ông bà ta từ xưa. 

Ai dạy ta kỹ năng lắng nghe?
Ai dạy ta kỹ năng lắng nghe?

Bạn đã nghe câu: “Nói là gieo. Nghe là gặt” chưa? Theo nghiên cứu, hầu hết chúng ta dành thời gian để lắng nghe chiếm khoảng 30-35%. Còn lại là để nói. Khi làm việc nhóm, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên đầu tư vào 30-35% đó. 

Lắng nghe thế nào để làm việc nhóm hiệu quả hơn? 

Có thể, bạn là người có năng lực. Tuy nhiên, để bước xa hơn nữa trong công việc, kỹ năng lắng nghe khi làm việc nhóm nhất định bạn phải chú ý. Muốn đi xa vạn dặm, bạn phải bắt đầu từ những bước đi nhỏ. 

Đầu tiên, bạn phải biết thay đổi thái độ. Sau đó, bạn chú ý đến sự thay đổi cử chỉ. Cuối cùng, bạn cần chỉnh sửa về lời nói của mình. 

Sau khi lắng nghe, bạn phải biết thể hiện mình bằng qua cách nói chuyện. Tốt nhất, bạn có thể khen họ như “tuyệt quá!”, “hay thật”… Chỉ như vậy, người nói sẽ cảm thấy bản thân mình được bạn tôn trọng. Hơn nữa, nó còn là biểu hiện nói lên bạn đang quan tâm và chú ý đến câu chuyện mà họ truyền tải. 

Từ đó, bạn được họ tín nhiệm nhiều hơn. Họ sẽ chọn bạn là người họ chia sẻ thông tin. Lắng nghe là kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng nó đòi hỏi nhiều kỹ năng phức tạp. Vì thế, bạn hãy rèn luyện lắng nghe ngay từ bây giờ. 

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn nắm được bí quyết cũng như thành công hơn trong cuộc sống và công việc!

bài liên quan
5-loi-khuyen-huu-ich-de-quan-ly-nhom-hieu-qua
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu lý do tại sao quản lý nhóm lại quan trọng, một nhóm được quản...
quan-ly-thoi-gian-hieu-qua-khi-lam-viec-nhom
Trên đời này, thời gian là thứ bạn mất đi rồi sẽ không bao giờ lấy lại được. Bạn không thể giữ...
suc-manh-cua-ung-dung-lap-ke-hoach
Đã qua rồi cái thời phải tốn năng lượng quý giá mà chúng ta có để viết ra danh sách việc cần...
thuc-day-tac-dong-cua-nhan-vien-trao-quyen-cho-kha-nang-lanh-dao
Trong kỷ nguyên làm việc mới này, các nhà lãnh đạo có cơ hội trang bị cho các nhóm sự rõ ràng,...
project-management1
Với tư cách là Người quản lý dự án, bạn có thể cảm thấy như bạn cần đôi mắt ở phía sau...