Khó khăn trong quản lý doanh nghiệp và giải pháp hiệu quả
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều. Tuy nhiên do mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường, cùng với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp gặp phải. Điều đó đã khiến không ít doanh nghiệp thua lỗ nặng nề. Thậm chí có nguy cơ phá sản. Vậy đâu là những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt?
Khó khăn trong quản lý nhân sự
Nhân sự là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với doanh nghiệp, tuy nhiều doanh nghiệp vẫn luôn chú trọng công tác quản trị nhân sự nhưng làm việc với con người chưa bao giờ là việc dễ dàng.
Những vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt khi quản trị nhân sự bao gồm: dư thừa và thiếu hụt nhân lực, tỉ lệ luân chuyển lao động tăng cao, chính sách lương, thưởng, đãi ngộ chưa phù hợp với mong muốn của nhân viên, khó tìm kiếm, chiêu mộ nhân tài để xây dựng đội ngũ kế thừa…Một vài thách thức phổ biến bao gồm:
– Không kiểm soát được số lượng công việc của nhân viên
– Giao việc không đúng năng lực
– Nhân sự lơ là nhưng lại không nhắc nhở đúng lúc
– Không kịp thời khen thưởng nhân viên xuất sắc
Khó khăn khi phân bổ, sử dụng nguồn lực
Nhiều doanh nghiệp do chưa có kế hoạch phân bổ nguồn lực rõ ràng. Cụ thể nên công tác này vẫn xảy ra nhiều bất cập. Về mặt nhân sự, nhà quản trị nên theo dõi tình hình làm việc của tất cả các phòng ban. Dựa trên các báo cáo công việc định kì, để có những nhận xét, điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Việc phân chia công việc, sắp xếp nhân sự cũng phải đảm bảo công bằng, có mức thưởng, đãi ngộ xứng đáng nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của toàn bộ nhân viên. Về mặt tài chính, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng dòng tiền của mình một cách hợp lý, luôn có các quỹ dự phòng để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra.
Khó khăn trong quản lý và tiếp cận nguồn vốn
Khó khăn phổ biến nhất mà các doanh nghiệp Việt phải đối mặt là việc huy động nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù các kênh huy động vốn của doanh nghiệp ngày càng phong phú. Đa dạng với nhiều hình thức. Ví dụ như: huy động từ vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư… Thế nhưng, số lượng doanh nghiệp Việt thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn không hề thuyên giảm.
CEO Myxteam – Ông Ninh Gia Hạnh chia sẻ chìa khóa thành công
Vấn đề này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mà chủ yếu là do để thực hiện vay được vốn doanh nghiệp cần thực hiện nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp, mất thời gian và tiêu tốn nhiều chi phí phụ thu. Ngoài ra, lãi suất có xu hướng ngày càng tăng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Điều đó khiến doanh nghiệp gặp phải nhiều rủi ro. Do việc sử dụng vốn không hiệu quả dễ khiến doanh nghiệp rơi vào nguy cơ phá sản.
Lãnh đạo chưa nắm bắt được hoạt động của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trong nắm bắt toàn diện hoạt động của doanh nghiệp. Theo thời gian thực do sử dụng những công cụ quản lý truyền thống như: Excel, hay các phần mềm riêng lẻ.
Nhiều lãnh đạo không nắm được bức tranh toàn cảnh về hệ thống tài chính – kế toán của doanh nghiệp. “Lơ mơ” về các chỉ số đánh giá, phó thác cả hệ thống tài chính cho kế toán trưởng.
Chưa có công cụ quản lý hiệu quả
Có thế thấy, xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ đang được chú trọng vào tất cả các ngành, nghề. Công tác quản lý là một công việc đặt ra nhiều thách thức bởi khối lượng công việc dày đặc. Nhân viên khó kiểm soát, dữ liệu thông tin chồng chéo qua các năm. Vì vậy, quản lý là lĩnh vực cần ưu tiên hàng đầu trong áp dụng công nghệ.
Vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là công cụ quản lý. Điều hành doanh nghiệp đã lỗi thời và không còn hiệu quả, gây lãng phí thời gian, công sức. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh phát triển. Việc sử dụng các phương pháp quản trị truyền thống đã không còn đáp ứng được nhu cầu quản trị nữa. Các quy trình hoạt động rườm rà, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.