Hướng dẫn quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

By N. H
Hướng dẫn quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với những người đam mê các hoạt động kinh doanh thì “quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ” là thuật ngữ không còn xa lạ. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học năng động trong lĩnh vực kinh tế, vậy còn chần chờ gì nữa mà không tham khảo ngay bài viết sau đây. Biết đâu Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn!

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là ngành học nghiên cứu chuyên sâu về quản lý trong lĩnh vực kinh doanh. Chẳng hạn như: các kiến thức, kỹ năng để quản trị, điều hành, phát triển doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Có thể hiểu đơn giản đây là ngành đào tạo những nhà quản trị doanh nghiệp hay những người làm công việc quản lý trong doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ học gì?

Theo học ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được cung cấp các kiến thức về khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản trị tổ chức, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị marketing, quản trị bán hàng, lập phương án kinh doanh…Cụ thể:

– Các kiến thức tổng quan:

  • Kinh tế
  • Quản trị căn bản
  • Marketing
  • Hành vi khách hàng
  • Quan hệ công chúng
  • Giao tiếp đa văn hóa
  • Tinh thần khởi nghiệp

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ học gì?

– Các kiến thức chuyên ngành:

  • Quản trị nhân sự
  • Quản trị chất lượng
  • Quản trị chuỗi cung ứng
  • Quản trị chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh
  • Hệ thống Kinh tế – Kỹ thuật
  • Digital marketing
  • Tổ chức sự kiện

Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

Bên cạnh đó, bạn cần trau dồi những kỹ năng cần thiết để phục vụ ngành nghề như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng xây dựng – phát triển chiến lược, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng phân tích – tổng hợp,…

Cơ hội việc làm

Tốt nghiệp ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như: chuyên viên marketing; chuyên viên kinh doanh; chuyên viên thẩm định dự án cho công ty, giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh,…

Ninh Gia Hạnh chia sẻ về phần mềm MyXteam

Nhìn chung, việc làm trong lĩnh vực này rất đa dạng và mức thu nhập cũng khác nhau. Tùy vào năng lực, kinh nghiệm và tính chất công việc bạn sẽ nhận được mức lương xứng đáng.

Nâng cao các giá trị quan trọng

Lên chiến lược hiệu quả

Các chiến lược trong sản xuất và kinh doanh cần được đẩy mạnh chú trọng hơn. Không có một doanh nghiệp nào đi lên mà không có chiến lược đúng đắn và rõ ràng.

Các doanh nghiệp cần có mục tiêu và kế hoạch trong các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hướng đến khách hàng. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thành công nhờ việc có một chiến lược được đầu tư lớn dù cho việc xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược là 2 công việc không hề đơn giản. Nhưng rõ ràng, nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng không biết đi đâu và làm gì.

Nâng cao công tác quản lý tài chính

Tài chính là một trong những vấn đề cốt lõi của quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để công việc này đạt được sự hiệu quả nhất định thì các giám đốc tài chính cần có các chiến lược tài chính tốt đi kèm các phân tích tài chính chuẩn xác. Nếu công tác quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn doanh nghiệp.

Chú trọng vào quản trị nhân sự

Nhân sự công ty chính là những người ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đòi hỏi nhà quản trị phải sử dụng tốt nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trước hết cần xác định chiến lược phát triển của công ty là gì, từ đó bố trí nguồn nhân lực hiệu quả.

Tùy theo năng lực, trình độ của từng người mà có thể sắp xếp họ vào vị trí nào phù hợp. Bên cạnh đó, việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề của nhân sự cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp.

Một yếu tố nữa thuộc về vấn đề quản trị nhân sự. Đó chính là lợi ích của người lao động. Nhà quản trị cần biết cách đảm bảo lợi ích cho họ. Sao cho đúng với sự cống hiến của họ. Từ đó, hình thành cơ chế lương thưởng, đãi ngộ dựa trên độ hiệu quả công việc.

bài liên quan
myxteam
Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, việc quản lý công việc và dự án trở nên phức tạp hơn bao giờ...
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...