Cách thức lập kế hoạch kinh doanh tổng quan

By N. H
Cách thức lập kế hoạch kinh doanh tổng quan

Bạn đang tìm kiếm cách thức lập nên một bản kế hoạch kinh doanh tổng quan nhưng chưa biết tham khảo từ nguồn nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Kế hoạch kinh doanh tổng quan là gì?

Với hầu hết những người làm trong ngành kinh tế hay thương mại, kế hoạch kinh doanh luôn là điều hết sức cần thiết vì mang đến nhiều ưu điểm và lợi ích. Kế hoạch là một văn bản mà trong đó bao gồm những hoạt động dự kiến, định hướng cho cả một dự án lớn, dự trù nguồn nhân lực, dự trù nguồn vốn, chuẩn bị các biện pháp chống rủi ro… Tất cả nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất cho dự án sắp khởi động trong thời gian tới.

Kế hoạch kinh doanh tổng quan là gì?

Kế hoạch kinh doanh tổng quan được lập ra để một team, một doanh nghiệp có thể thực hiện tốt dự án nào đó. Mỗi năm, doanh nghiệp có thể có rất nhiều dự án với hàng loạt các kế hoạch kinh doanh khác nhau. Từ đó, nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp sẽ chọn lựa ra kế hoạch tổng quan tốt nhất để thực hiện theo.

Cách thức lập kế hoạch kinh doanh tổng quan

Các bước cụ thể

Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo

Ý tưởng dường như là “cột sống” giúp toàn bộ kế hoạch kinh doanh thành công vượt trội. Đây cũng được xem là phần quan trọng và khó khăn nhất của cả dự án kinh doanh mới vì không đơn giản để tìm ra ý tưởng hay, mới mẻ, bắt kịp thị hiếu và dẫn đầu xu hướng.

Bên cạnh đó, theo các khảo sát, ý tưởng tốt có thể quyết định đến 50% sự thành công của kế hoạch kinh doanh.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu

Như bạn đã biết, đặt ra mục tiêu sẽ giúp các kế hoạch được tiếp thêm động lực và tăng hiệu quả đạt được sau cùng. Và điều này cũng nằm trong cách thức lập kế hoạch kinh doanh tổng quan.

Bao giờ cũng vậy, các con số luôn được đặt ra để đo lường hiệu quả của các kế hoạch kinh doanh, dự án kinh doanh nào đó. Mục tiêu với con số cụ thể chính là cột mốc giúp bạn cùng đồng đội có nhiều khả năng đạt được thành quả như mong đợi nhiều hơn.

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường

Nếu không nghiên cứu và phân tích thị trường, bạn sẽ chẳng thể nào hiểu được thị hiếu khách hàng và sản phẩm kinh doanh chắc chắn có tỉ lệ thành công không cao. Thấu hiểu người dùng và thị trường sẽ giúp bạn truyền đạt ý tưởng tốt hơn, đạt doanh số cao và có một kế hoạch kinh doanh tổng quan khả thi hơn.

Bước 4: Lập biểu đồ SWOT

Đây cũng là một bước vô cùng quan trọng trong cách thức lập kế hoạch kinh doanh tổng quan mà bạn phải nắm rõ. Sở dĩ như vậy là vì, biểu đồ SWOT bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, những gì mà bản thân đang có.

Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Nếu là người trong ngành, bạn sẽ hiểu rằng kinh doanh có rất nhiều hình thức, chẳng hạn như online, offline, kênh bán lẻ… Sau khi lên ý tưởng cùng mục tiêu, bạn cần phải xác định xem hình thức nào giúp kế hoạch kinh doanh sắp thực hiện đạt hiệu quả cao nhất để lựa chọn.

Bước 6: Lập kế hoạch Marketing

Marketing là hình thức quảng bá hình ảnh dự án, doanh nghiệp. Sản phẩm đến công chúng thông qua nhiều hình thức từ trực tuyến đến offline. Các dự án, các dự án kinh doanh muốn chiếm lĩnh thị trường. Trước tiên phải được nhiều người biết đến. Mà marketing chính là phương thức giúp bạn đạt được mong muốn đó tốt nhất.

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Bạn có thể tự học cách thức lập kế hoạch kinh doanh tổng quan. Chắc chắn không thể thực hiện nó một mình. Thay vào đó, kế hoạch này sẽ được thực hiện tốt hơn. Thành công và tiết kiệm thời gian hơn. Nếu có đội ngũ nhân sự phù hợp, có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính

Bất cứ dự án nào từ khi được lập ý tưởng cùng phải có kinh phí. Chưa kể đến khi thực hiện con số này sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần. Do đó, bạn phải có kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng. Minh bạch thì tỉ lệ thành công mới cao, rủi ro lại thấp.

Bên cạnh đó, quản lý tài chính tốt còn giúp doanh nghiệp giảm thất thoát và gia tăng số lợi nhuận sau dự án.

Bước 9: Thực hiện kế hoạch

Bây giờ, hãy cùng team thực hiện kế hoạch đã đề ra. Sau đó đo lường hiệu quả và điều chính nếu cần.

Mô hình kinh doanh canvas

Hiện nay, trong giới startup trẻ không ai là không biết đến mô hình kinh doanh canvas. Đây là một mô hình trong định hướng cách thức kế hoạch kinh doanh tổng quan hiện đại. Chúng phù hợp với nền kinh tế gắn liền với truyền thông đa phương tiện như hiện nay.

Mô hình kinh doanh canvas

Mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas) được tạo ra bởi Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur. Mô hình kinh doanh này tạo được tiếng vang lớn vì thu hút được những “ông lớn” như Google, Facebook, GE, P&G và Nestlé.

Để lập ra được một mô hình kinh doanh canvas. Bạn phải xác định được 9 điểm mấu chốt dựa trên 4 mảnh ghép. Chính là Khách hàng – Thành quả – Cơ sở vật chất – Năng lực tài chính. Trong đó, 9 điểm mấu chốt bao gồm: Phân khúc khách hàng (Customer Segments); phương án giá trị (Value Propositions); kênh cung cấp (Channels); quan hệ khách hàng (Customer Relationships); dòng doanh thu (Revenue Stream); nguồn tiềm lực chính (Key Resources); công việc chính (Key Act.ivities); đối tác chính (Key Partnerships); cơ cấu chi phí (Cost Structure).

Trên đây là cách thức lập kế hoạch kinh doanh tổng quan. Cũng như mô hình kinh doanh canvas được đánh giá cao hiện nay.  Bạn nên tham khảo để có định hướng tốt nhất cho kế hoạch sắp tới.

Những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh

Để kế hoạch kinh doanh sắp tới đạt được thành công. Cũng như thu hút được nhà đầu tư và đối tác, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

–   Ngắn gọn, chính xác, súc tích: Không giống như các bài diễn giải, kế hoạch kinh doanh muốn đạt được nhiều sự quan tâm cần sự chính xác, ngắn gọn, súc tích. Những câu văn thừa thãi, chắc chắn sẽ làm sao lãng người đọc ra khỏi các sáng kiến trong kế hoạch kinh doanh. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, đối tác. Tuy nhiên, dù đảm bảo tính súc tích, ngắn gọn nhưng kế hoạch phải chứa đầy đủ các thông tin mấu chốt quan trọng của ý tưởng và dự án.

–   Phù hợp với người đọc: Mỗi bản kế hoạch kinh doanh nên có cách nhìn sao cho đúng với đối tượng người đọc, chẳng hạn như là chủ đầu tư, cấp trên, đối tác, nhân sự dự án hay khách hàng… Có như vậy, cách truyền tải ý tưởng của bạn mới đúng, chính xác mà không bị lủng củng, chệch hướng.

–   Đột phá là điều cần thiết: Nhiều người chưa có kinh nghiệm luôn e dè việc lập kế hoạch kinh doanh. Nhưng trên thực tế, những ý tưởng mang tính độc đáo, đột phá lại có sự thu hút nhất định. Do đó, nhiều chuyên gia mới đánh giá cao ý tưởng vì quá trình thực hiện có thể thay đổi để phù hợp theo.

–   Có cái nhìn trực quan về doanh nghiệp: Đây là một trong những ưu điểm. Mô hình kinh doanh Canvas mang đến và được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Nhờ có cách nhìn tổng quan và phân tích đầy đủ các khía cạnh của doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh có thể dự trù được nhiều tình huống, ngăn chặn rủi ro hiệu quả. Một kế hoạch tốt chính là vừa đưa ra được điểm yếu, điểm mạnh vừa định hướng được hướng đi cho doanh nghiệp trong tương lai.

Hậu quả nếu không có kỹ năng lập kế hoạch

1. Không phát triển được bản thân theo đúng phương hướng

Việc không có kế hoạch cho bản thân. Giống như việc bạn đến trường học mà không biết mình học cái đó để làm gì. Việc bạn cần trong tay một chiếc la bàn. Khi lạc trong rừng bao giờ cũng tốt hơn việc. Bạn tự mò đường trong rừng và không biết phương hướng. Bạn sẽ bắt đầu hoang mang, lạc lõng và hoảng sợ. Chính vì vậy nếu bạn không tự đặt ra:

  • Mục tiêu
  • Định hướng
  • Lập ra bản kế hoạch cho cuộc đời bạn

=> Công việc của bạn thì bạn sẽ không thể phát triển bản thân đi đúng hướng và có hiệu quả tốt nhất được.

2. Không có động lực để đạt được mục tiêu mong muốn

Trong cuộc sống có rất nhiều cám dỗ. Hoặc những thử thách, những tình huống bất ngờ xảy ra mà bạn không kịp ứng phó. Chính vì vậy nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những công việc bạn đang làm. Nó có thể kéo bạn đi theo những hướng khác. Việc bạn lập kế hoạch cá nhân. Giúp bạn có thêm động lực để đạt được mục tiêu mình mong muốn, tránh sa ngã, đi lạc hướng.

bài liên quan
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...
roi-cua-khong-gian-lam-viec-ky-thuat-so
18 tháng qua đã dạy cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rằng môi trường làm việc và cộng tác linh hoạt...