VÌ SAO CẦN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KANBAN TRONG QUẢN LÝ

By Bloger

Bạn đang cố gắng hiểu về phương pháp Kanban? Hãy khám phá sức mạnh thực sự của phương pháp Kanban và tìm hiểu cách áp dụng thành công vào doanh nghiệp của bạn trong bài viết này. Cùng myXteam tìm hiểu làm thế nào mà phương pháp quản lý công việc tinh gọn này có thể giúp bạn một cách dễ dàng nhất.

KANBAN LÀ GÌ?

Kanban dịch từ tiếng Nhật có nghĩa là “bảng thông tin”. Còn đúng chính xác thuật ngữ chuyên ngành môn kinh tế thì là “Phương pháp quản lý Kanban” (Kanban Method). Đây là một thuật ngữ bắt nguồn từ công ty chế tạo xe hơi Toyota. Nơi có phương thức quản lý công việc thông minh, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế của Nhật và là tiêu chuẩn quản lý công việc tinh gọn của các tập đoàn sản xuất lớn của Nhật hiện tại.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tất cả doanh nghiệp nói chung đều có phương phá quản lý sản xuất khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho doanh nghiệp và tạo được sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, góp phần củng cố và nâng cao vị thế của doanh nghiệp, trong đó làm việc kanban có thể được coi là một mô hình quản lý riêng.

Lợi ích của phương pháp kanban là công cụ kiểm soát sản xuất, có thể có nhiều màu sắc để chỉ định nguyên liệu và các công đoạn khác nhau. Đối với trạm công việc này Kanban là một phiếu đặt hàng, còn đối với trạm công việc kế tiếp nó trở thành một phiếu vận chuyển – chỉ định rõ phải nhận bộ phận, chi tiết hay nguyên liệu nào từ trạm trước đó với số lượng bao nhiêu.

NHỮNG KẾ HOẠCH MẪU DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP KANBAN

Phương pháp Kanban được dùng như công cụ trực quan hoá những nhiệm vụ mà một bộ phận cần làm để tối đa hoá hiệu quả khi có nhiều đầu việc trong một thời điểm. Cách đơn giản là dùng những tấm bảng trắng và dán những tờ giấy màu phía dưới để mô tả và quản lý quá trình làm việc tinh gọn.

Xét về ứng dụng trong sản xuất, lợi ích của phương pháp kanban là công cụ hữu hiệu kiểm soát chặt chẽ dây chuyền sản xuất, có thể chỉ định nguyên liệu và từng công đoạn khác nhau qua màu sắc thể hiện. Điều quan trọng nhất là mỗi phiếu Kanban cần thể hiện sự liên kết với luồng công việc trước đó, được ghi rõ phải nhận nguyên liệu nào, bộ phận nao, số liệu bao nhiêu từ thông tin trước đó.

Xem thêm: Sử dụng Kanban cá nhân để quản lý công việc

Thông tin trên Kanban:

  • Tên và mã số các bộ phận chi tiết
  • Tên và vị trí nơi sản xuất ra các bộ phận chi tiết đó (quy trình trước đó)
  • Tên và vị trí nơi các bộ phận chi tiết sẽ đến (quy trình sau)
  • Vị trí khu vực tồn trữ
  • Số lượng các bộ phận chi tiết trong một lô hàng, loại thùng chứa, sức chứa mỗi thùng…

Nguyên tắc của Kanban

Kanban là phương phấp quản lý công việc tinh gọn, giúp quản lý công đoạn sản xuất bằng các bảng truyền đạt thông tin, các phiếu liên lạc giữa các công đoạn. Trong dây chuyền sản xuất không có chi tiết thiếu hay thừa, toàn xưởng sản xuất không có sản phẩm nào tồn kho, cũng như không có nguyên vật liệu tồn kho.

Đúng chính xác giờ A thì chi tiết, linh kiện được lắp ráp trên dây chuyền đến công đoạn A, ngay tại thời điểm linh kiện đến công đoạn A thì các bộ phận vệ tinh phải đưa chi tiết (hàng) vào đúng thời điểm và dây chuyền công đoạn đó, đưa đúng đủ số lượng cần thiết, không dư không thiếu và không thể lệch 1 phút, khi đến công đoạn B, C, D thì cũng như vậy cho đến khi hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Sản phẩm hoàn thành xong sẽ được giao cho khách hàng hoặc đưa xuống cảng tập trung để xuất khẩu ngay lập tức đúng với hợp đồng, vận đơn hàng. Không có sản phẩm tồn kho trong bãi sản xuất.

Phân loại Kanban

  • Kanban vận chuyển (Transport Kanban): dùng để thông báo cho công đoạn trước cần chuyển chi tiết, sản phẩm cho công đoạn sau.
  • Kanban sản xuất (Production Kanban): Dùng để báo cho dây chuyền sản xuất cần sản xuất chi tiết, sản phẩm để bù vào lượng hàng đã giao.
  • Kanban cung ứng (Supplier Kanban): Dùng để thông báo cho nhà cung cấp biết cần phải giao hàng.
  • Kanban tạm thời (Temporary Kanban): Được phát hành có thời hạn trong các trường hợp bị thiếu hàng
  • Kanban tín hiệu (Signal Kanban): Dùng để thông báo kế hoạch cho các công đoạn sản xuất theo lô

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP KANBAN VÀ CÁCH ÁP DỤNG

Ưu và nhược điểm của Kanban

Xét về ưu điểm: mô hình Kanban có độ chính xác về giờ giấc cao, giúp đo độ chính xác sản phẩm, Tiết kiệm tối đa vật tư và nguyên liệu và Vòng đời sản phẩm quay nhanh vì khả năng phân tán lao động cao

Xét về nhược điểm: mô hình Kanban đòi hỏi có một cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, Đòi hỏi dây chuyền sản xuất phải có một hệ thống nhân viên và kỹ thuật viên có trình độ và kiến thức, ý thức kỷ luật cao. Đòi hỏi chế độ bảo mật kỹ thuật đối với các bộ phận vệ tinh nghiêm ngặt

Áp dụng phương pháp Kanban trên phần mềm quản lý công việc myXteam

Phần mềm quản trị myXteam đã áp dụng những phương thức xây dựng của Kanban vào trong quá trình thực hiện của doanh nghiệp, để tối ưu hóa cách làm việc kanban hiệu quả

Tại myXteam, doanh nghiệp sẽ được cung cấp một phần mềm quản lý công việc hiệu quả tối ưu nhất, đặc biệt bởi đây còn làm phần mềm quản lý công việc hiệu quả và miễn phí. Người sử dụng sẽ có thể dễ dàng giao tiếp được với những thành viên trong nhóm bạn một cách hiệu quả nhất. myXteam luôn có thể cập nhật mọi cuộc hội thoại, lưu trữ và giúp bạn dễ dàng trao đổi với các thành viên trong nhóm làm việc.

Ngoài ra, phần mềm myXteam còn bổ sung tính năng cho các cột được dán nhãn để thể hiện trạng thái flow of work. Vì mỗi cột có số lượng và giới hạn khác nhau nên không yêu cầu thời gian.Từ đó tạo cho họ tính chủ động giải quyết, hoàn thành mọi việc một cách khoa học. Trình quản lý doanh nghiệp cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận những tư vấn chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn luôn thành công trong mọi công việc!

bài liên quan
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
MYXTEAM V2
Xin chào các bạn quý khách hàng Để chuẩn bị cho việc phát hành MyXteam phiên bản 2 chính thức ra mắt...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...
lam-viec-ket-hop
Bằng chứng là rõ ràng – tương lai của công việc là tương lai. Theo nghiên cứu của Gartner, 82% lãnh đạo công ty có...