Quản lý dự án xây dựng cần những yếu tố gì?

By admin

Mỗi dự án xây dựng đều bao gồm rất nhiều các nhiệm vụ nhỏ đi kèm nên nếu không biết sắp xếp và quản lý đúng cách, khoa học thì công việc rất dễ bị trì trệ hay thậm chí là hao hụt tài chính. Bài viết này sẽ đưa ra những phân tích kỹ lưỡng về vấn đề quản lý dự án xây dựng cần những yếu tố gì. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Luôn giữ liên lạc giữa các thành viên

Việc duy trì liên lạc là vô cùng quan trọng, nhất là giữa những người đứng đầu chịu trách nhiệm của từng bộ phận hay các thành viên trong cùng một nhóm đi chăng nữa. Bởi có như vậy thì công việc mới được tiến hành một cách thật sự trơn tru và ăn khớp với nhau, cũng như các thông tin mới sẽ được cập nhật nhanh chóng.

Người quản lý luôn phải nắm bắt tình tình

Nắm bắt và cập nhật tình hình tiến độ công việc được tiến hành đến đâu chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người quản lý. Có rất nhiều cách thức để nắm bắt tình hình công việc, cả những cách thức trực tiếp lẫn gián tiếp.

Người quản lý có thể đến tận nơi tại công trường xây dựng và đi thăm quan toàn bộ dự án, hỏi thăm những người công nhân đang thi công cũng như các trưởng bộ phận. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật tình hình thông qua các phương tiện liên lạc.

Người quản lý dự án phải luôn có ý thức ghi chép và phân tích tình hình

Chỉ cập nhật tình hình thôi là chưa đủ, người nắm giữ vai trò quản lý còn phải luôn có ý thức phân tích tình hình dự án đang được tiến hành. Bởi có phân tích thì mới rút ra được kinh nghiệm cũng như hiểu được đâu là nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại.

Công việc phân tích đánh giá tình hình này phải được thực hiện một cách thường xuyên, trong mỗi giai đoạn của dự án. Kèm theo đó là thao tác ghi chép lại thật cẩn thận tất cả những gì đã quan sát và thu thập được.

Thích ứng linh hoạt với các thay đổi

Trong quá trình thi công công trình, không thể tránh khỏi việc nảy sinh một số vấn đề khiến người quản lý dự án buộc phải thực hiện các thay đổi so với dự tính ban đầu. Chính vì vậy, bạn phải chủ động thích ứng linh hoạt, nhanh chóng tìm ra cách giải quyết thỏa đáng nhất để hạn chế tối đa rủi ro.

Việc hạn chế rủi ro còn phụ thuộc vào khả năng tiên lượng trước tình hình và đưa ra các phương án dự phòng của bạn. Những phương án dự phòng vô cùng hữu ích bởi chúng giúp bạn dễ dàng chuyển đổi hướng đi cũng như thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.

Quản lý dự án xây dựng không thể thiếu MyXteam

MyXteam đã trở thành một cái tên rất quen thuộc trong lĩnh vực quản lý dự án. Bởi ứng dụng này cung cấp đầy đủ những tính năng mà một người quản lý hay các thành viên trong nhóm dự án cần.

Trước hết, đó là khả năng lập kế hoạch nhanh chóng dưới dạng danh sách nhiệm vụ (To do list). Thứ hai, MyXteam trao cho người quản lý quyền được giao nhiệm vụ cho các thành viên còn lại trong nhóm, với tính năng kèm thêm đó là hẹn ngày giờ hoàn thành. Thứ ba, khi công việc đang được tiến hành, ứng dụng này sẽ đồng thời biến thành một công cụ đo lường và đánh giá tiến độ công việc.

Ngoài ra, ứng dụng này còn được trang bị thêm khả năng lưu trữ dữ liệu và công cụ chat cho phép các thành viên có thể đối thoại dù ở bất cứ nơi đâu. MyXteam tương thích với tất cả các thiết bị công nghệ như laptop, tablet hay smartphone.

Quản lý dự án xây dựng là một nhiệm vụ không hề đơn giản, đòi hỏi người phụ trách dự án phải đầu tư nhiều thời gian, tâm sức. Vì vây, tại sao không để MyXteam giúp bạn giảm nhẹ gánh nặng này? Hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của chúng

bài liên quan
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
5-buoc-don-gian-de-cai-thien-quy-trinh-trong-doanh-nghiep
Làm thế nào để giảm bớt sự rời bỏ của khách hàng, tăng năng suất và tạo ra doanh thu ổn định...
swot
Liệu bạn đã áp dụng SWOT vào đúng hoàn cảnh, trả lời đầy đủ và chính xác bốn yếu tố tạo nên...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...