10 YẾU TỐ TRONG BẢNG KẾ HOẠCH KINH DOANH HIỆU QUẢ

By Bloger

Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.

Hãy cùng myXteam tìm hiểu về cách thức lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả qua 10 yếu tố trong bảng kế hoạch kinh doanh cần phải có.

10 Yếu tố trong bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả mà doanh nghiệp cần nắm rõ

Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh.

Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hiệu quả theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.

Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.

Một kế hoạch kinh doanh phù hợp không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

Xem thêm: 5 Điều cần biết trước khi lập kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh nên bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

1. Ý tưởng kinh doanh (Business Idea)

Đây là phần mở màn cho bản kế hoạch kinh doanh của bạn, là nhân tố quyết định việc nhà đầu tư có đọc tiếp phần còn lại của bản kế hoạch hay không. Vì vậy, hãy thật tâm huyết và tỉ mỉ khi viết tóm tắt dự án và lên ý tưởng kinh doanh để thể hiện rõ ý tưởng, sự thông minh và nhiệt huyết của bạn.

Bạn nên giới hạn phần tóm tắt dự án trong tối đa 2 trang giấy. Sau khi đọc xong bản tóm tắt dự án, bạn phải khiến người đọc cảm thấy hiểu cơ bản về dự án của bạn và hào hứng vì những tiềm năng mà nó có thể đem lại.

2. Mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals)

Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường

Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào…

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

4. Phân tích các điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ trong bảng kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Một kế hoạch kinh doanh hiệu quả không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…

Phân tích thị trường cũng giúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

Xem thêm: Những cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

5. Sản phẩm và dịch vụ cung ứng lớn

Nếu như ở phần tóm tắt dự án và mô tả công ty bạn đã cho người đọc hiểu giá trị mà công ty của bạn mang lại thì trong phần này bạn cần cho họ biết cụ thể và rõ ràng bạn mang lại những giá trị đó bằng cách nào, đó chính là những sản phẩm và dịch vụ công ty cung ứng. Bạn hãy chỉ ra những điều sau đây một cách logic và thuyết phục.

  • Sản phẩm và dịch vụ của bạn có gì đặc biệt?
  • Chúng giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?
  • Chúng có gì khác biệt và độc đáo so với những đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trên thị trường?

6. Kế hoạch Marketing, bán hàng trong kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) – target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới)- position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

7. Kế hoạch hoạt động

Kế hoạch hoạt động sẽ bao gồm tất cả những gì diễn ra hàng ngày với doanh nghiệp của bạn. Từ địa chỉ, trụ sở làm việc, trang thiết bị sử dụng đến nhân sự và quy trình làm việc.

Doanh nghiệp hoạt động như một hệ thống bánh răng, kế hoạch hoạt động của bạn sẽ cho người đọc thấy từng bánh răng ấy mỗi ngày quay như thế nào để cả hệ thống bánh răng đó vận hành trơn tru và hiệu quả.

8. Ban lãnh đạo, tổ chức

Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

9. Kế hoạch tài chính trong bảng kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Bạn cần xác định nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Ví dụ, nguồn vốn vay và vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào. Lúc nào là thời điểm cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại. Vì thế, lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

Lập kế hoạch tài chính là nội dung quan trọng nhất trong bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Đây là phần mà các nhà đầu tư sẽ xem xét kỹ lưỡng và đánh giá xem dự án của bạn có thực thi được hay không.

Thiết lập kế hoạch tài chính giúp bạn xác định mục tiêu về tài chính và đánh giá được nhu cầu tài chính cần thiết cho doanh nghiệp.

Xem thêm: 11 yếu tố chính giúp bản kế hoạch kinh doanh thành công

10. Phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

myXteam là một công cụ trực tuyến cho phép bạn xây dựng các bản kế hoạch kinh doanh một cách khoa học nhất.
Các công việc mà bạn cần phải thực hiện trong ý tưởng kinh doanh của mình sẽ được liệt kê chi tiết và tạo nên sự ràng buộc cả về thời gian lẫn không gian trong myXteam.

Các công việc khi được khởi tạo bằng phần mềm myXteam nó không chỉ còn đơn thuần là các tác vụ đơn lẻ mà nó có sự gắn kết chặt chẽ, logic với nhau để tạo nên một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Bạn sẽ dự trù được các hao phí tài nguyên như: Chi phí, nhân lực, vật lực, máy móc thiết bị … để có thể hoàn thành được phương án kinh doanh của mình.

Mặt khác, myXteam cho phép bạn điều chỉnh kế hoạch liên tục và hỗ trợ tự động tạo nên những bức tranh tổng thể và các viễn cảnh khác nhau của bản kế hoạch kinh doanh. Từ đó bạn dễ dàng đưa ra các quyết định của mình.

bài liên quan
9-meo-tao-danh-sach-viec-can-lam-giup-hoan-thanh-nhieu-viec-hon
Cho dù bạn đang quản lý toàn bộ bộ phận, một nhóm ba người hay chỉ bản thân bạn, quản lý nhiệm...
MYXTEAM V2
Xin chào các bạn quý khách hàng Để chuẩn bị cho việc phát hành MyXteam phiên bản 2 chính thức ra mắt...
3-dieu-can-phai-co-doi-voi-phan-mem-quan-ly-du-an-cho-cac-nhom-nho
Cho dù bạn là đại lý quản lý việc phát hành video quảng cáo lớn tiếp theo hay một công ty khởi...
nang-cap-ke-hoach-thiet-ke-cua-nhom-ban
Bạn có thể nghĩ rằng ‘lập kế hoạch’ và ‘thiết kế’ là kẻ thù truyền kiếp. Người đầu tiên, kiểu thủ thư...